
Minh chứng cho điều ấy, tác giả đã kể đến 3 tên tướng cướp nổi tiếng “muốn giết ai thì giết” trong lịch sử Mỹ quốc là Crowley, Al Copone, Dutch Schluts khi bị bắt đều lên tiếng coi mình là “ân nhân thiên hạ”, “chỉ tự vệ, thương người không muốn làm hại ai hết”…
Đúc kết thói quen chỉ trích của loài người, tác giả Dale Carnegie có nói: “Dù người ta có lỗi nặng tới đâu, cỡ như đến những tên tướng cướp thì trong 100 lần, có tới 99 lần người ta cũng tự cho là vô tội”.
Nhưng, thói quen chỉ trích và tự bào chữa của con người thì có liên quan gì đến bóng đá? Thì đây…
Ở một loạt vòng đấu vừa qua, công tác trọng tài đã trở thành tâm điểm chú ý với những lời phê phán gay gắt từ nhiều đội bóng. Ở Lạch Tray, tuần trước SLNA cho rằng trọng tài đã tước của họ một chiến thắng. Ở sân Hàng Đẫy mùa này, HLV Thụy Hải phê bình trọng tài Đinh Văn Dũng…
Vẫn biết trọng tài ở Việt Nam chưa thật tốt, nhưng đưa trọng tài lên như một nguyên nhân hàng đầu, thậm chí duy nhất khiến đội bóng của họ thua là một việc rất khiên cưỡng mà nhiều đội, nhiều cầu thủ, HLV vẫn làm.
Thật sự ở Lạch Tray tuần trước, Sông Lam Nghệ An không giữ được sức chiến đấu như thường thấy nên chỉ có 1 điểm. Ở Hàng Đẫy tuần vừa qua, Hà Nội T&T giành chiến thắng trước Vicem Hải Phòng rất xứng đáng; hay ở sân Thống Nhất, Cao Su Đồng Tháp thua toàn diện trước Sài Gòn FC.
Tất nhiên, những người trong cuộc thừa hiểu lý do đơn giản nhất trong trận thua của mình đó là yếu kém hơn đối thủ. Thế nhưng, sự thừa nhận là điều rất khó.
Dù đã giải mã nguyên nhân nhưng để hy vọng rằng HLV, cầu thủ sẽ không còn đổ lỗi cho trọng tài nữa gần như là không tưởng. Bởi với bóng đá thì khi thua, một khán giả bình thường nhất cũng là một bình luận viên với những thứ vũ khí chỉ trích sắc sảo nhất. Muốn chống lại cơn bão chỉ trích của lãnh đạo đội, khán giả, dư luận thì buộc những người trong cuộc sau một trận đấu không như ý là phải tung ra cái khiên che chắn là những lời bào chữa. Dễ nhất là đổ cho trọng tài - vốn cũng luôn bị người ngoài cuộc chỉ trích.
Bongdaplus.vn