
Điều đáng suy nghĩ, những vấn nạn nói trên đã lên đến đỉnh khi chúng ta chuẩn bị đón một mùa Xuân sau những sự đổi thay đầy hy vọng. Và nó đã lên đến cao trào khi năm Rồng, năm bản lề cho BĐVN vẫn còn âm hưởng của lễ hội mùa Xuân.
Đã có quá nhiều ầm ĩ và những sự tranh cãi về công tác tổ chức, công tác trọng tài… Những bản án, hình thức kỷ luật đã được thực thi… Dĩ nhiên, đã có không ít những phản ứng. Điều đó âu cũng không có gì là lạ.
Nhưng bóng đá là một môn thể thao có luật lệ, nguyên tắc… Nơi ấy, những người tham gia (cầu thủ, đội bóng) phải tuân thủ để biến nó thành một sân chơi có văn hóa. Tiếc thay, rất nhiều người đã và đang cố tình không chịu thuộc, hoặc phớt lờ những nguyên tắc cơ bản của luật chơi. Thậm chí, họ hưởng ứng cái gọi là bóng đá quyết liệt, nhưng thực chất là biến sân cỏ thành.. võ đài. Các cầu thủ được bật đèn xanh cho thực thi lối chơi bóng như những võ sĩ.
Như đã nói, bạo lực sân cỏ thực sự là vấn đề nhức nhối, nó có thể trở thành một căn bệnh trầm kha. Bởi thế, có lẽ đã đến lúc những nhà tổ chức cần mạnh tay, thực thi các phương án phòng và chống lại căn bệnh có thể giết chết bóng đá này.
Để điều đó không còn là lý thuyết, chỉ BTC thôi có lẽ là chưa đủ. Các đội bóng, HLV, cầu thủ và khán giả… cần sự tương hỗ lẫn nhau để loại trừ những mầm mống của căn bệnh ấy. Có như thế mới hi vọng về một sân chơi đẹp, như tinh thần “Fair-play” của môn thể thao vua.
* Xem thêm
Bongdaplus.vn