
Cũng thật dễ hiểu vì một đội bóng sở hữu nguồn lực bản địa sẽ có rất nhiều thuận lợi so với một đội quân được chiêu dụ khắp nơi, vốn rất phức tạp cả trên sân lẫn ngoài sân.
Có thể nhận thấy rõ nét nhất là ở Nam Định và Huda Huế trong mùa giải vừa qua. Phải nói rằng, không đội bóng nào đậm chất “cây nhà lá vườn”, tức sử dụng nguồn lực nội tại do chính địa phương đào tạo nên nhiều hơn ở Nam Định và Huế. Nhưng chính xu hướng “địa phương hóa” ấy đã khiến cho 2 CLB này thất bại nặng nề. Từ vị thế của một đội bóng giàu truyền thống và có tiếng nói ở sân chơi cao nhất của bóng đá Việt Nam, cả hai đều đã phải rơi xuống hạng Nhì và chưa hẹn ngày trở lại.
Tìm nguyên nhân cho sự thất bại ấy thì trước tiên có thể thấy, nguồn cung nhân lực do chính họ đào tạo nên không đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng, trong khi chất lượng của nguồn cầu thủ ra lò cũng không phải đảm bảo tốt nhất. Một vấn đề nữa là những đội bóng chủ trương “địa phương hóa” lại khá nghèo, không theo kịp cuộc đua tài chính trong bóng đá chuyên nghiệp, nên đã dần bị mất đi những nhân tố tốt nhất. Cũng chính nguồn tài chính eo hẹp, nên không thu hút được nguồn lực có chất lượng từ bên ngoài. Sự cộng hưởng của nhiều yếu tố khiến cho những đội bóng chủ trương “địa phương hóa” đã mất đi vị thế trong môi trường bóng đá chuyên nghiệp.
Không những Nam Định, Huế, một số đội bóng khác vẫn đang kiên định với chủ trương “địa phương hóa” nhưng không giàu mạnh về tài chính cũng đang đứng trước nguy cơ nối gót 2 đội bóng trên. Có thể nhận thấy đó là Đồng Tháp và Thanh Hóa. Dù trụ hạng trong những mùa giải gần đây, nhưng với sách địa phương hóa những lại không có tiềm lực tài chính hùng mạnh, nên cả Đồng Tháp cũng như Thanh Hóa chưa cho thấy một tương lai phát triển bền vững.
Bongdaplus.vn