*Bạn cũng có thể bình luận về bài viết này trên
Điều này không sai, bởi khi mới chỉ cầm quân ở sân chơi U21, Công Minh đã từng nức nở nghẹn ngào sau thất bại của U21 Đồng Tháp ở VCK U21 QG năm 2003. Lúc ấy Công Minh khóc không phải vì U21 Đồng Tháp thua trận, mà bởi lẽ ra đội bóng của Công Minh đã không thất bại nếu như lãnh đạo đội bóng không bắt vị HLV trẻ này phải thực hiện những kế sách không fair-play để giữ chân cho vòng bán kết.
Ở HN.T&T HLV Phan Thanh Hùng tuy không cần hét ra lửa nhưng vẫn làm các cầu thủ quy về một mối. Ảnh: VSI
2 năm sau, một lần nữa người ta lại thấy Công Minh rơi nước mắt, và đấy là khi Đồng Tháp thất bại trên sân Nam Định ở vòng đấu áp chót của V-League 2005 và phải ngậm ngùi nhận vé xuống hạng.
Chừng ấy lần rơi nước mắt trên cương vị HLV trưởng cộng với vai trò khá mờ nhạt trong 5 năm ở ĐT.LA, phải chăng như thế là quá đủ để kết luận về năng lực cầm quân của Công Minh và vị HLV trẻ này sẽ rất khó khăn để có thể vượt qua giới hạn của chính mình?
Để trả lời câu hỏi này có thể nhìn vào trường hợp của HN.T&T và HLV Phan Thanh Hùng, khi ông thầy họ Phan tuy không phải mẫu người hét ra lửa cùng cá tính mạnh mẽ, nhưng vẫn biết cách tập hợp các cầu thủ trở thành một khối thống nhất nhờ sự quan tâm ân cần, thân thiết của mình.
Trong khi đó, những đội bóng như SHB.ĐN, SLNA hay V.Hải Phòng dù đang đặt dưới quyền của các HLV có “máu Trương Phi” và cá tính cực mạnh như Huỳnh Đức, Hữu Thắng hay Lê Thuỵ Hải vẫn phải thua kém HN.T&T rất nhiều, xét về cả chuyên môn cũng như khả năng tập hợp lực lượng.
Điều đó cho thấy cá tính của HLV mới chỉ là một phần trong hành trình chinh phục thành công, và cần phải hội tụ thêm rất nhiều yếu tố khác như sự nhạy cảm trong việc cầm quân đánh trận, khả năng quy tụ lòng người, năng lực ứng phó với các tình huống phát sinh… Vì thế, nếu một HLV có lối sống nhẹ nhàng, thiên về tình cảm thì đấy chưa chắc đã phải là trở ngại để ngăn cản ông thầy ấy vươn lên đỉnh cao, bởi dân gian vẫn nói: “Lạt mềm buộc chặt” kia mà.
Hoàng Huy
Thethaovanhoa.vn