
Để tránh tình trạng các đội bóng lớn ở châu Âu sang Brazil lấy hết những tài năng trẻ, Quốc hội Brazil hồi 2001 từng thông qua một điều khoản bổ sung trong điều luật Pele, trong đó có quy định chỉ những cầu thủ trên 18 tuổi mới được ký hợp đồng với các đội bóng nước ngoài, và đội bóng đó phải trả cho những CLB đã tham gia đào tạo một khoản phí gọi là phí đào tạo. Tuy nhiên, điều luật này lại không áp dụng được với những cầu thủ không thuộc hệ thống đào tạo trẻ nào. Và đó là chính là kẽ hở để các đội bóng lớn ở châu Âu khai thác.
Cụ thể hơn, các đại gia châu Âu, mà đi tiên phong là Manchester United, đã mở ra hàng loạt trường đào tạo bóng đá ở Brazil. Mục đích của họ khi mở ra những trường đào tạo này là phát hiện và quy tụ những tài năng trẻ không hay chưa thuộc biên chế của một CLB Brazil nào. Những tài năng này sẽ tiếp tục được đào tạo cho tới khi đủ điều kiện sang châu Âu chơi bóng. Khi đó, đội bóng chủ quản sẽ đưa ra một đề nghị với gia đình, và theo cách này, họ sẽ có được những ngôi sao mai họ muốn mà không phải trả bất kỳ khoản phí nào cho các đội bóng Brazil.
Khi "mô hình" này được nhân rộng, hàng loạt cậu bé Brazil đã được lôi kéo xuất ngoại ngay khi còn chưa kịp hoàn thiện các kỹ năng chơi bóng của mình. Đa phần trong số họ không tồn tại được trước sự khắc nghiệt của bóng đá châu Âu. Điều quan trọng hơn, cách làm này khiến không chỉ bóng đá Brazil mà còn cả nền kinh tế nước này chịu thiệt, bởi xuất khẩu cầu thủ vẫn là một trong những ngành mũi nhọn ở Brazil. Đó là lý do chính phủ nước này quyết tâm ngăn chặn cái mà họ gọi là sự lạm dụng này, bằng cách bổ sung những điều khoản mới vào Luật Pele.
Theo những bổ sung này, các đội bóng vẫn sẽ không được ký hợp đồng chuyên nghiệp với những cầu thủ 16 tuổi, nhưng tới 14 tuổi đã có thể ký hợp đồng tập luyện. Hợp đồng này cho phép đội bóng chủ quản giữ quyền ưu tiên với một cầu thủ cho đến khi cầu thủ ấy lên một độ tuổi nhất định. Ngoài ra, nếu được thông qua, Luật mới cũng sẽ khiến cho việc gia nhập các trường đào tạo do nước ngoài mở ra trở nên khó khăn hơn. Tất cả cho mục tiêu có thêm nhiều Neymar hơn nữa...
Cụ thể hơn, các đại gia châu Âu, mà đi tiên phong là Manchester United, đã mở ra hàng loạt trường đào tạo bóng đá ở Brazil. Mục đích của họ khi mở ra những trường đào tạo này là phát hiện và quy tụ những tài năng trẻ không hay chưa thuộc biên chế của một CLB Brazil nào. Những tài năng này sẽ tiếp tục được đào tạo cho tới khi đủ điều kiện sang châu Âu chơi bóng. Khi đó, đội bóng chủ quản sẽ đưa ra một đề nghị với gia đình, và theo cách này, họ sẽ có được những ngôi sao mai họ muốn mà không phải trả bất kỳ khoản phí nào cho các đội bóng Brazil.
Khi "mô hình" này được nhân rộng, hàng loạt cậu bé Brazil đã được lôi kéo xuất ngoại ngay khi còn chưa kịp hoàn thiện các kỹ năng chơi bóng của mình. Đa phần trong số họ không tồn tại được trước sự khắc nghiệt của bóng đá châu Âu. Điều quan trọng hơn, cách làm này khiến không chỉ bóng đá Brazil mà còn cả nền kinh tế nước này chịu thiệt, bởi xuất khẩu cầu thủ vẫn là một trong những ngành mũi nhọn ở Brazil. Đó là lý do chính phủ nước này quyết tâm ngăn chặn cái mà họ gọi là sự lạm dụng này, bằng cách bổ sung những điều khoản mới vào Luật Pele.
Theo những bổ sung này, các đội bóng vẫn sẽ không được ký hợp đồng chuyên nghiệp với những cầu thủ 16 tuổi, nhưng tới 14 tuổi đã có thể ký hợp đồng tập luyện. Hợp đồng này cho phép đội bóng chủ quản giữ quyền ưu tiên với một cầu thủ cho đến khi cầu thủ ấy lên một độ tuổi nhất định. Ngoài ra, nếu được thông qua, Luật mới cũng sẽ khiến cho việc gia nhập các trường đào tạo do nước ngoài mở ra trở nên khó khăn hơn. Tất cả cho mục tiêu có thêm nhiều Neymar hơn nữa...
bongdaplus.vn