
Bất chấp mùa bóng này có ra sao với Chelsea đi chăng nữa thì rạng sáng qua, The Blues đã được tái sinh thêm một lần nữa. Stamford Bridge và cú ngược dòng ngoạn mục trước Napoli, tất cả đều thấy đó mới đích thực là Chelsea…
Các nhà báo Anh đã rất khéo ví von khi đem so sánh hình ảnh đứng trước chấm 11m của đội phó Frank Lampard với những gì đã diễn ra với đồng đội của anh trong một đêm mưa sân Luzhniki cách đây gần 4 năm. Cái khoảnh khắc giữa lằn ranh của kẻ bại trận với nhà vô địch trên đất Nga của một ngày hè năm 2008 ấy, Terry và đồng đội của anh đã trượt ngã, đã sút hỏng penalty để tạo nên nỗi buồn có lẽ là thấm đẫm nhất ở kỷ nguyên Roman Abramovich.
Nhưng rạng sáng qua, Lampard không hề mắc sai lầm nữa. Chàng tiền vệ từng bị HLV Villas-Boas ghẻ lạnh thật sự lạnh lùng và quyết đoán trước chấm penalty, đã sút thành công để đưa tỉ số hai trận lượt đi -về trở lại vạch xuất phát, trước khi Ivanovic găm cú sút chí mạng đưa Chelsea vào tứ kết.
Sau gần 4 năm, vết xe đổ đã không còn tái hiện, trong một ngày hiếm hoi London vắng sương mù.
Hai tuần trước, tất cả cứ ngỡ Chelsea đã chết. Hai tuần trước, tất cả đã cho Premiership sẽ sớm bị quét sạch bóng hình. Và người ta bắt đầu nói về bóng đá Anh như một đấu trường mất giá. Nhưng khi Chelsea đã làm nên cuộc lật ngược thế cờ kỳ diệu trước một trong những đội bóng chơi quyết rũ nhất châu Au, Napoli, người ta mới chợt nhận ra rằng dù Premiership có đang suy thoái buổi giao thời thì cũng chẳng bao giờ được phép đánh giá thấp họ.
Lâu nay, cái làm nên giá trị thương hiệu cho M.U, cho Arsenal và cho cả Chelsea nữa luôn gắn liền với thành công của mỗi đội trên thảm cỏ Champions League. Để rồi cùng dòng thời gian, với Chelsea cả lần này là 7 năm liên tiếp lọt vào tứ kết đấu trường danh giá nhất châu Au cấp CLB, thì đẳng cấp, bản lĩnh và khả năng vượt qua sức ép của họ cũng đã được tôi luyện đủ để ngay cả trong thâm tâm mỗi cá nhân, khái niệm đầu hàng không có đất tồn tại.
Hãy ngẫm mà xem. Nếu là một Drogba không còn thiết tha với trái bóng, chắc anh ta chẳng thể tung ra được cú đánh đầu uy lực và hoàn mỹ đến thế trong bàn mở tỉ số cho Chelsea. Nếu là một Lampard ghét cay ghét đắng BHL hiện tại, chắc người đội phó ấy cũng chẳng dám nhận trách nhiệm sút penalty, nói gì đến việc thực hiện nó ra sao. Hay nếu là một Terry của nỗi buồn gặm nhấm từ Tam sư, hẳn trung vệ đội trưởng đã quên mất giáo án ghi bàn.
Nói cách khác, Chelsea của màn ngược dòng trước Napoli chí ít đã bước đầu toát lên một diện mạo mới, đầy tích cực sau nỗi thất vọng ghê gớm của triều đại ngắn ngủi Villas-Boas. Để giờ đây, trên bình diện châu lục danh giá nói riêng, màu Xanh của đội bóng thành London bao tháng qua ngập trong khủng hoảng ấy bỗng chính là đại diện tiêu biểu, là niềm hy vọng cuối cùng của Premiership. Người Anh rất vui. Fan Chelsea tự hào. Chắc hẳn là như thế.
Nhưng sống trong cảm giác lâng lâng như nâng cao một chiếc Cúp vô địch, cái khó với Chelsea là phải giữ được ngọn lửa đam mê, giữ cho tấm thân mình được thăng bằng để tiếp tục bước đi vững chãi trên con đường còn ngập chông gai.
Ngồi trong phòng VIP sân Stamford Bridge, Roman Abramovich đã nở những nụ cười mãn nguyện. Chắc với ông, với Chelsea mùa này, được như thế là tuyệt lắm rồi.
Các nhà báo Anh đã rất khéo ví von khi đem so sánh hình ảnh đứng trước chấm 11m của đội phó Frank Lampard với những gì đã diễn ra với đồng đội của anh trong một đêm mưa sân Luzhniki cách đây gần 4 năm. Cái khoảnh khắc giữa lằn ranh của kẻ bại trận với nhà vô địch trên đất Nga của một ngày hè năm 2008 ấy, Terry và đồng đội của anh đã trượt ngã, đã sút hỏng penalty để tạo nên nỗi buồn có lẽ là thấm đẫm nhất ở kỷ nguyên Roman Abramovich.
Nhưng rạng sáng qua, Lampard không hề mắc sai lầm nữa. Chàng tiền vệ từng bị HLV Villas-Boas ghẻ lạnh thật sự lạnh lùng và quyết đoán trước chấm penalty, đã sút thành công để đưa tỉ số hai trận lượt đi -về trở lại vạch xuất phát, trước khi Ivanovic găm cú sút chí mạng đưa Chelsea vào tứ kết.
Sau gần 4 năm, vết xe đổ đã không còn tái hiện, trong một ngày hiếm hoi London vắng sương mù.
Hai tuần trước, tất cả cứ ngỡ Chelsea đã chết. Hai tuần trước, tất cả đã cho Premiership sẽ sớm bị quét sạch bóng hình. Và người ta bắt đầu nói về bóng đá Anh như một đấu trường mất giá. Nhưng khi Chelsea đã làm nên cuộc lật ngược thế cờ kỳ diệu trước một trong những đội bóng chơi quyết rũ nhất châu Au, Napoli, người ta mới chợt nhận ra rằng dù Premiership có đang suy thoái buổi giao thời thì cũng chẳng bao giờ được phép đánh giá thấp họ.
Lâu nay, cái làm nên giá trị thương hiệu cho M.U, cho Arsenal và cho cả Chelsea nữa luôn gắn liền với thành công của mỗi đội trên thảm cỏ Champions League. Để rồi cùng dòng thời gian, với Chelsea cả lần này là 7 năm liên tiếp lọt vào tứ kết đấu trường danh giá nhất châu Au cấp CLB, thì đẳng cấp, bản lĩnh và khả năng vượt qua sức ép của họ cũng đã được tôi luyện đủ để ngay cả trong thâm tâm mỗi cá nhân, khái niệm đầu hàng không có đất tồn tại.
Hãy ngẫm mà xem. Nếu là một Drogba không còn thiết tha với trái bóng, chắc anh ta chẳng thể tung ra được cú đánh đầu uy lực và hoàn mỹ đến thế trong bàn mở tỉ số cho Chelsea. Nếu là một Lampard ghét cay ghét đắng BHL hiện tại, chắc người đội phó ấy cũng chẳng dám nhận trách nhiệm sút penalty, nói gì đến việc thực hiện nó ra sao. Hay nếu là một Terry của nỗi buồn gặm nhấm từ Tam sư, hẳn trung vệ đội trưởng đã quên mất giáo án ghi bàn.
Nói cách khác, Chelsea của màn ngược dòng trước Napoli chí ít đã bước đầu toát lên một diện mạo mới, đầy tích cực sau nỗi thất vọng ghê gớm của triều đại ngắn ngủi Villas-Boas. Để giờ đây, trên bình diện châu lục danh giá nói riêng, màu Xanh của đội bóng thành London bao tháng qua ngập trong khủng hoảng ấy bỗng chính là đại diện tiêu biểu, là niềm hy vọng cuối cùng của Premiership. Người Anh rất vui. Fan Chelsea tự hào. Chắc hẳn là như thế.
Nhưng sống trong cảm giác lâng lâng như nâng cao một chiếc Cúp vô địch, cái khó với Chelsea là phải giữ được ngọn lửa đam mê, giữ cho tấm thân mình được thăng bằng để tiếp tục bước đi vững chãi trên con đường còn ngập chông gai.
Ngồi trong phòng VIP sân Stamford Bridge, Roman Abramovich đã nở những nụ cười mãn nguyện. Chắc với ông, với Chelsea mùa này, được như thế là tuyệt lắm rồi.
THỐNG KÊ
Đây là lần đầu tiên kể từ ngày 2/1/2011 (gặp Aston Villa), Didier Drogba, Frank Lampard và John Terry ghi bàn cho Chelsea trong cùng một trận.
Kể từ mùa 2003/04, Chelsea là đội lọt vào tứ kết Champions League nhiều nhất tại châu Âu với 7 lần, hơn cả đội đương kim vô địch Barcelona (6 lần).
Chelsea là đội bóng Anh thứ 3 ngược dòng thành công tại C1/Champions League dù bị dẫn trước 2 bàn ở lượt đi, sau M.U (1957) và Leeds United (1992).
16 mùa Champions League đã qua luôn có ít nhất 1 đại diện Anh lọt vào tứ kết.
Bongdaplus.vn