Vai trò của phong độ trong những cuộc đối đầu M.U vs Arsenal ở Cúp FA
Các CĐV áo đỏ-trắng rất tự tin với phong độ đội nhà hiện giờ ở Premier League, giành chiến thắng 4/5 trận, cũng như những màn trình diễn ấn tượng của Olivier Giroud, Mesut Oezil và Santi Cazorla. Nhưng những người yêu mến Man United chỉ ra rằng Pháo thủ thường chơi rất tệ khi tới làm khách ở Old Trafford.
Đá lại bán kết Cúp FA 1999: Manchester United 2 – 1 Arsenal
Có lẽ là trận đấu nổi tiếng nhất của họ ở Cúp FA trong thời hiện đại. Man United lúc bấy giờ là một thế lực lớn ở Premier League đang hướng tới cú ăn ba. Nhưng Arsenal đang là kẻ thách thức đáng gờm trong mùa giải thứ 3 dưới quyền HLV Arsene Wenger. Tại Premier League, Arsenal đã chơi tốt hơn trước Quỷ đỏ chỉ có 10 người ở Highbury và thắng trận 3-0, trong khi đội bóng của Sir Alex Ferguson chỉ có một trận hòa ở Old Trafford.
Arsenal cũng đang bất bại trong cả năm 1999 trước khi bước vào trận đấu 14/4 đó. Man United cũng thế, và thậm chí còn đang không thua ở châu Âu. Dẫu sao, Arsenal được coi là có lợi thế vì trận đấu kẹp giữa 2 trận bán kết Champions League của Man United gặp Juventus mà họ phải thắng ở lượt về. Nhưng kết quả cuối cùng, sau một pha đá phạt đền hỏng của Dennis Bergkamp, một đường chuyền thiếu cảm giác của Patrick Vieira và màn so-lo ngoạn mục của Ryan Giggs, là chiến thắng cho Man United, đội sau đó sẽ vô địch.
Ryan Giggs tỏa sáng giúp M.U vượt qua Arsenal
Vòng 5 Cúp FA 2003: Manchester United 0 – 2 Arsenal
Trước khi vào trận, Arsenal mới có 2 chiến thắng ở Old Trafford từ khi Premier League ra đời, nhưng cả hai đều có phong độ tốt như nhau với một đội hình đồng đều và không thua kể từ đầu năm mới. Tuy nhiên, Giggs bỏ lỡ một cơ hội trước khung thành trống và tiền vệ trung tâm Edu có trận đấu xuất sắc cho Arsenal. Các bàn thắng của đội khách được ghi do công của Edu và Sylvain Wiltord.
Arsenal trả hận M.U tại vòng 5 FA Cup 2003
Bán kết Cúp FA 2004: Manchester United 1 – 0 Arsenal
Ferguson, quá thất vọng với phong độ ở Premier League của đội nhà và mắc kẹt trong những chấn thương, đưa ra sân đội hình với hàng tiền đạo chắp vá Ole Gunnar Solksjaer và Giggs. Arsenal trong khi đó đang sắp có mùa giải vô địch bất bại đi vào lịch sử. Phong độ của họ cực cao với 9 chiến thắng trong 10 trận trước đó ở Premier League.
Quá tự tin, Wenger đã để Thierry Henry nghỉ ngơi và bố trí Jeremie Aliadiere đá cặp cùng Dennis Bergkamp trên hàng công. Nhưng sự tự tin đó đã trở thành tự mãn. Man United chỉ thắng 1/6 trận gần nhất của họ ở giải Ngoại hạng và đang trong một thời kỳ chuyển giao khó khăn, nhưng đánh bại họ luôn đòi hỏi sự nỗ lực tối đa. Pháo thủ thực ra cũng không đánh bại được Man United trong các cuộc đọ sức trước đó của mùa giải, và lần này đã phải ôm hận vì phong độ ấn tượng của Paul Scholes và Giggs, cũng như sự trưởng thành vượt bậc của Cristiano Ronaldo.
Trận đấu chứng kiến sự trưởng thành của CR7
Chung kết Cúp FA 2005: Arsenal 0 – 0 Manchester United (Arsenal thắng 5-4 sau loạt luân lưu)
Một trận đấu cay đắng với các CĐV Man United. Arsenal bị coi là kẻ thắng cuộc không xứng đáng trong 120 phút mà Philippe Senderos đã theo Wayne Rooney như hình với bóng. Đó là một mùa giải kỳ lạ với cả hai. Các CĐV Arsenal vừa chứng kiến đội nhà trải qua 49 trận thất bại, để rồi kết thúc chuỗi thành tích đó với một trận thua đầy tranh cãi ở Old Trafford. Sau đó, CLB bắc London thua tiếp 4 trận nữa và kết thúc mùa giải thứ 2 sau Chelsea của Jose Mourinho.
Man United đang tiếp tục quá trình chuyển giao nhưng đã có phong độ không tồi vào đầu mùa, vẫn có thể bám đuổi Chelsea trước khi thua 3/8 trận cuối và kết thúc đầy thất vọng. Arsenal thì có phong độ tốt ở giai đoạn nước rút, với 10 chiến thắng trong 13 trận, nhưng ở ngày cuối cùng, họ đã chơi rất nhạt nhòa trong thất bại dưới tay Birmingham City. Đội bóng của Wenger trước đó cũng bị Man United loại ở vòng 5 League Cup và chia tay sớm Champions League.
Vieira ghi bàn thắng quyết định giúp Arsenal vượt qua M.U ở loạt sút luân lưu
Vòng 5 Cúp FA 2008: Manchester United 4 – 0 Arsenal
Wenger đã tỏ ra lẩm cẩm về mặt chiến thuật. Ông cứ nghĩ đây là League Cup và cho ra sân Justin Hoyte, Armand Traore cùng Nicklas Bendtner. Man United, nhất là Wayne Rooney, đã trừng phạt sự lơ là đó không thương tiếc. Arsenal thực ra là đội có phong độ tốt hơn trước trận này, chỉ thua 1 trận ở Premier League trước đó. Nhưng lịch thi đấu dày đặc đã buộc Wenger phải xoay tua quá nhiều. Bị ám ảnh bởi Champions League, ông đã quyết định hy sinh Cúp FA.
Man United trong khi đó đang có một mùa giải ấn tượng với bộ ba tấn công “nguyên tử” Rooney, Ronaldo và Carlos Tevez. Họ còn vô địch cả Champions League mùa đó.
Với phong độ chói sáng của những ngôi sao trên hàng công, M.U đã đè bẹp Arsenal 4 bàn không gỡ
Tứ kết Cúp FA 2011: Manchester United 2 – 0 Arsenal
Edwin Van Der Sar cho thấy giá trị của anh với hàng loạt pha cứu thua xuất thần loại Arsenal khỏi giải cúp thứ 3 của họ trong vòng 3 tuần. Tại giải Ngoại hạng, Pháo thủ thua trận trước Man United ngay trước khi năm mới bắt đầu và dù đang chơi rất hay ở Premier League, họ vừa hứng chịu các thất bại dưới tay Barcelona và Birmingham City ở Champions League và League Cup.
Man United cũng đang chơi rất tốt ở thời kỳ đỉnh cao thứ ba của Ferguson, mới thua cả 3 trận ở Premier League cho tới trước trận gặp Arsenal ở Cúp FA, nhưng những trận thua đó khá tai hại, trước Chelsea và Liverpool. Fergie đã quyết định trở lại với những điều cơ bản sau 2 thất bại và đưa ra sân một đội hình kỳ lạ với 7 hậu vệ. Đó cũng là trận cuối cùng của Robin van Persie ở Old Trafford… trong màu áo Arsenal.
Rooney ghi bàn trong chiến thắng 2-0 của M.U trước Arsenal