Lần đầu tiên SEA Games do chủ nhà Singapore tổ chức từ cuối tháng 5 nên ngẫu nhiên trùng với lịch thi đấu của vòng loại World Cup 2018. Các quốc gia Đông Nam Á đã cùng gửi đơn kiến nghị lên FIFA thay đổi lịch đấu nhằm tạo điều kiện cho các đội tuyển quốc gia có lực lượng mạnh nhất (bao gồm cả lứa U-23) nhưng bị bác bỏ, vì đây là quy định chung cho toàn thế giới.
Đây là một thất bại của VFF lẫn các quốc gia Đông Nam Á do không tìm hiểu kỹ càng lịch thi đấu của World Cup khi đồng chấp thuận cho SEA Games diễn ra vào mùa hè (thông thường là cuối năm). Hơn nữa, FIFA lý luận sân chơi SEA Games dành cho lứa tuổi dưới 23 trong khi vòng loại World Cup của đội tuyển quốc gia nên không ảnh hưởng lớn đến cách thức tổ chức của hầu hết các đội bóng châu Á.
HLV Miura (trái) đang đứng trước những bài toán nan giải cùng U-23 Việt Nam. Ảnh: QUANG THẮNG
Tuy nhiên, điều này lại không thuận với nhiều đội tuyển ở Đông Nam Á thường lấy sân chơi World Cup được cho là quá tầm nhằm rèn luyện cho các cầu thủ trẻ cho đấu trường khu vực vừa sức hơn. Ngoài ra một số nước còn có chiến dịch giao các đội tuyển quốc gia cho một HLV (như trường hợp của ông Miura) sẽ khiến việc dàn trải quân số cho hai giải đấu gặp nhiều khó khăn.
Chính vì thế vòng loại World Cup sẽ trùng thời gian với SEA Games 28 mà hai đội tuyển quốc gia và U-23 Việt Nam cùng thi đấu. Điều này bắt buộc HLV Miura phải chọn một trong hai đội tuyển để dẫn dắt bởi ông không thể “vừa xay gạo vừa bế em” mặc dù hợp đồng năm cuối ràng buộc ông cùng lúc dẫn dắt cả hai.
Bị bắt buộc phải chọn một trong hai sân chơi quan trọng, chắc hẳn ông Miura sẽ theo đội U-23 hiện tại cũng là nòng cốt của đội tuyển U-23 sắp tới tham dự SEA Games. Bởi thực tế đấu trường vòng loại World Cup luôn là nơi cho đội tuyển Việt Nam góp mặt cho đủ tụ hơn là khả năng tranh chấp tìm một suất vào sâu như mò kim đáy bể.
Điều quan trọng nhất đối với bóng đá Việt Nam lẫn ông Miura là chỉ đạo phải vào chung kết SEA Games 28 của Ủy ban TDTT vừa giao cho VFF. Thế nên ông Miura sẽ chỉ chọn lựa giải bài toán tập trung lực lượng trẻ hay nhất cho U-23 đi đến trận cuối cùng Đông Nam Á hơn là phân tán cho sân chơi thế giới vối chỉ dành cho các “ông lớn” châu Á.
Khổ trước, sướng sau
Ngày thứ năm tập luyện của đội tuyển U-23, các cầu thủ trẻ đã tỏ ra quen thuộc với bài nhồi thể lực của ông thầy người Nhật. Những cơn đau bất chợt của một số cầu thủ do căng cơ khi hoạt động quá sức mình và cần hơn một ngày là hồi phục mà không phải chấn thương nghiêm trọng. Thực tế đội tuyển U-23 lần này chỉ có bốn cầu thủ từng nếm món “cháo sườn” của ông Miura, còn lại đều có chút bỡ ngỡ với các bài tập “ép” sức mạnh cho học trò. HLV Miura bày tỏ việc gia tăng cái nền thể lực cho các cầu thủ trẻ sẽ giúp họ nhanh và mạnh hơn khi đối đầu với những đối thủ lớn ở vòng loại U-23 châu Á như Nhật Bản, Malaysia và Macau. |