“Loài người đang sống trong sự lừa lọc. Chính chúng ta đang tự lừa mình rằng, xung quanh ta là những điều chân thật. Và bởi sự lừa lọc ấy đã trở nên quá tinh vi…”, Jiddu Krishnamurti tuyên bố.
1. Jiddu Krishnamurti, diễn gia lừng danh thập kỷ 20 người Ấn Độ trở nên nổi tiếng với bài thuyết trình ấy. Nó không hẳn đúng, nhưng điều khác biệt là ông thuyết phục được cả thế giới phải thừa nhận. Với Jiddu Krishnamurti, nếu không có sự lừa lọc, cuộc sống của thế giới sẽ phẳng lặng đến nhạt nhẽo. Không có đấu tranh, không có xung đột và cũng chẳng có những chuyện Galileo Galilei bị giáo hội kết án treo cổ vì “tội” tuyên truyền rằng, trái đất hình tròn và các hành tinh quay quanh mặt trời. Những chứng minh của ông không thuyết phục được ai khi nó chống lại giáo lý của giáo hội. Khi đó, niềm tin và bản chất sự việc mới là sự chân thật duy nhất.
2. Trong trận đấu giữa Arsenal và Liverpool tại Highbury năm 1996, Robbie Fowler cãi nhau với trọng tài để… từ chối một quả penalty. Fowler nói rằng, anh chưa hề bị Seaman phạm lỗi, nhưng ông trọng tài không tin vào sự thật đó. Fowler chủ động đá hỏng quả 11m, nhưng McAteer đá bồi thành bàn. Ở đó, có hai người quan trọng nhất không tin vào sự thật: ông trọng tài và McAteer. UEFA ghi nhận sự thành thật của Fowler bằng một danh hiệu (fair-play), nhưng thực tế sự lừa lọc vẫn tồn tại song ở một dạng khác. Bởi bản chất của bàn thắng kia vẫn là sự lừa lọc. Tuy nhiên, thử đặt lại vấn đề, nếu trận đấu này mang tính chất quyết định danh hiệu vô địch hay một trận chung kết, liệu Fowler có “dám” thừa nhận sự thật?
3. Thời gian hiệp phụ trận đấu giữa Chelsea và Napoli, Drogba ngã gục xuống ôm mặt vì “tưởng tượng” rằng mình bị Aronica thúc cùi chỏ. Camera quay được cảnh Drogba tay ôm mặt, nhưng con mắt láo liên, quan sát xung quanh xem động tĩnh. Không có thẻ phạt. Drogba hóa ra trơ trẽn. Không ai bị mắc lừa, bởi “nghệ thuật lừa lọc” của Drogba quá kém.
Là cầu thủ giỏi đòi hỏi phải có tố chất của một kịch sĩ. Từ một nghệ sĩ như Maradona, ảo thuật gia C.Ronaldo, Rivaldo, Robben, Rooney, hay hiền lành đến độ “đụt” như Torres, Owen, Busquest, lanh ma như Grosso, Lehmann, De Rossi… tất cả đều từng sắm vai siêu sao ăn vạ. Tóm lại, ai cũng có thể ăn vạ. Có những màn hài kịch thành công, nhưng cũng có nhiều thất bại. Nhưng có một điều không bao giờ thay đổi: ăn vạ tồn tại từ hàng chục năm qua và đã phát triển thành một nghệ thuật siêu hạng…
4. Ăn vạ cũng cần phải có kỹ năng lành nghề, giống như cả thế giới luôn chấp nhận “bị lừa” trước lý lẽ, lập luận mà Krishnamurti đưa ra. Bóng đá đòi hỏi thể lực, sự dẻo dai, nhưng trên sân họ là những người mỏng manh, dễ vỡ. Bất cứ sự động chạm nào cũng có thể khiến ai đó đổ gục như thân chuối bị chém, kể cả Voi rừng Drogba. Rivaldo thì ôm mặt lăn lộn khi bị bóng “va” vào đùi. Busquest giãy giụa ôm mặt do bị tay đối thủ chạm vào… vai. Điều khác biệt là sự đầu tư cho kỹ năng, nghệ thuật ngã. Ngã thế nào cho khéo, lăn lộn ra sao cho đúng là điều không phải ai cũng làm được.
Lineker nổi tiếng với những bàn thắng và kỳ tích không bị đuổi khỏi sân trong suốt sự nghiệp thi đấu. Nhưng tại tứ kết World Cup 1990, Lineker xuất sắc kiếm 2 quả penalty tưởng tượng để Anh loại Cameroon. Đến một hậu vệ như Grosso cũng biết cách lăn đùng ngã ngửa khi chưa bị hậu vệ Australia phạm lỗi để cứu Italia khỏi kiếp nạn, sau đó vô địch World Cup 2006… Khi đó, sự lừa lọc được thừa nhận là công thức chiến thắng. Bởi chẳng có trận đấu nào bị hủy bỏ kết quả vì những pha đóng kịch. Ở trường hợp này, Krishnamurti quá đúng.
5. Dù ai cũng phê phán những kịch sĩ, nhưng bản thân bóng đá đã và đang chấp nhận những vở kịch như một phần của cuộc chơi. Bởi đó là cách dễ dàng, đơn giản nhất để thắng. Bởi xét cho cùng, ít ai đủ dũng cảm để dám ngạo nghễ nói “Dù sao trái đất vẫn quay!” như Galileo Galilei khi nhận án treo cổ…
1. Jiddu Krishnamurti, diễn gia lừng danh thập kỷ 20 người Ấn Độ trở nên nổi tiếng với bài thuyết trình ấy. Nó không hẳn đúng, nhưng điều khác biệt là ông thuyết phục được cả thế giới phải thừa nhận. Với Jiddu Krishnamurti, nếu không có sự lừa lọc, cuộc sống của thế giới sẽ phẳng lặng đến nhạt nhẽo. Không có đấu tranh, không có xung đột và cũng chẳng có những chuyện Galileo Galilei bị giáo hội kết án treo cổ vì “tội” tuyên truyền rằng, trái đất hình tròn và các hành tinh quay quanh mặt trời. Những chứng minh của ông không thuyết phục được ai khi nó chống lại giáo lý của giáo hội. Khi đó, niềm tin và bản chất sự việc mới là sự chân thật duy nhất.
2. Trong trận đấu giữa Arsenal và Liverpool tại Highbury năm 1996, Robbie Fowler cãi nhau với trọng tài để… từ chối một quả penalty. Fowler nói rằng, anh chưa hề bị Seaman phạm lỗi, nhưng ông trọng tài không tin vào sự thật đó. Fowler chủ động đá hỏng quả 11m, nhưng McAteer đá bồi thành bàn. Ở đó, có hai người quan trọng nhất không tin vào sự thật: ông trọng tài và McAteer. UEFA ghi nhận sự thành thật của Fowler bằng một danh hiệu (fair-play), nhưng thực tế sự lừa lọc vẫn tồn tại song ở một dạng khác. Bởi bản chất của bàn thắng kia vẫn là sự lừa lọc. Tuy nhiên, thử đặt lại vấn đề, nếu trận đấu này mang tính chất quyết định danh hiệu vô địch hay một trận chung kết, liệu Fowler có “dám” thừa nhận sự thật?
3. Thời gian hiệp phụ trận đấu giữa Chelsea và Napoli, Drogba ngã gục xuống ôm mặt vì “tưởng tượng” rằng mình bị Aronica thúc cùi chỏ. Camera quay được cảnh Drogba tay ôm mặt, nhưng con mắt láo liên, quan sát xung quanh xem động tĩnh. Không có thẻ phạt. Drogba hóa ra trơ trẽn. Không ai bị mắc lừa, bởi “nghệ thuật lừa lọc” của Drogba quá kém.
Là cầu thủ giỏi đòi hỏi phải có tố chất của một kịch sĩ. Từ một nghệ sĩ như Maradona, ảo thuật gia C.Ronaldo, Rivaldo, Robben, Rooney, hay hiền lành đến độ “đụt” như Torres, Owen, Busquest, lanh ma như Grosso, Lehmann, De Rossi… tất cả đều từng sắm vai siêu sao ăn vạ. Tóm lại, ai cũng có thể ăn vạ. Có những màn hài kịch thành công, nhưng cũng có nhiều thất bại. Nhưng có một điều không bao giờ thay đổi: ăn vạ tồn tại từ hàng chục năm qua và đã phát triển thành một nghệ thuật siêu hạng…
4. Ăn vạ cũng cần phải có kỹ năng lành nghề, giống như cả thế giới luôn chấp nhận “bị lừa” trước lý lẽ, lập luận mà Krishnamurti đưa ra. Bóng đá đòi hỏi thể lực, sự dẻo dai, nhưng trên sân họ là những người mỏng manh, dễ vỡ. Bất cứ sự động chạm nào cũng có thể khiến ai đó đổ gục như thân chuối bị chém, kể cả Voi rừng Drogba. Rivaldo thì ôm mặt lăn lộn khi bị bóng “va” vào đùi. Busquest giãy giụa ôm mặt do bị tay đối thủ chạm vào… vai. Điều khác biệt là sự đầu tư cho kỹ năng, nghệ thuật ngã. Ngã thế nào cho khéo, lăn lộn ra sao cho đúng là điều không phải ai cũng làm được.
Lineker nổi tiếng với những bàn thắng và kỳ tích không bị đuổi khỏi sân trong suốt sự nghiệp thi đấu. Nhưng tại tứ kết World Cup 1990, Lineker xuất sắc kiếm 2 quả penalty tưởng tượng để Anh loại Cameroon. Đến một hậu vệ như Grosso cũng biết cách lăn đùng ngã ngửa khi chưa bị hậu vệ Australia phạm lỗi để cứu Italia khỏi kiếp nạn, sau đó vô địch World Cup 2006… Khi đó, sự lừa lọc được thừa nhận là công thức chiến thắng. Bởi chẳng có trận đấu nào bị hủy bỏ kết quả vì những pha đóng kịch. Ở trường hợp này, Krishnamurti quá đúng.
5. Dù ai cũng phê phán những kịch sĩ, nhưng bản thân bóng đá đã và đang chấp nhận những vở kịch như một phần của cuộc chơi. Bởi đó là cách dễ dàng, đơn giản nhất để thắng. Bởi xét cho cùng, ít ai đủ dũng cảm để dám ngạo nghễ nói “Dù sao trái đất vẫn quay!” như Galileo Galilei khi nhận án treo cổ…
Bongdaplus.vn