Thua Sporting Lisbon bởi luật bàn thắng sân khách, Man City đã cùng M.U (bị Bilbao loại) góp phần biến Europa League mùa này trở thành khoảng trắng của Premier League và nó để lại nhiều xung động về khoảng cách bóng đá ở châu Âu hiện nay...
Kể từ khi cơ cấu lại 2 cúp châu Âu, nhiều người đã nhìn thấy UEFA Cup/Europa League chỉ còn là sân chơi hạng hai của bóng đá cấp CLB ở lục địa già. Và người ta vẫn từng chứng kiến cảnh những đội bóng rớt từ Champions League xuống bắt nạt các đội chiếu dưới như thế nào. Dường như, ngay trong lòng những nền bóng đá lớn như Anh, TBN, Italia, Đức, Pháp đã có một khoảng cách rất lớn giữa đại gia với nhà nghèo rồi chứ chưa nói đến những đội bóng đến từ những nền bóng đá khác.
Khi Man City và M.U không qua nổi vòng bảng Champions League và rớt xuống Europa League, nếp suy nghĩ cũ đã khiến nhiều nhận định cho rằng họ sẽ độc chiếm sân chơi mới này. Nhưng chỉ ngay vòng 16 đội, cả 2 ông lớn thành Manchester đều thất bại tơi tả. Lập tức, thất bại ấy cảnh báo trực tiếp vào cái gọi là “giá trị ông lớn” ở các cúp châu Âu hiện nay.
Kể từ khi cơ cấu lại 2 cúp châu Âu, nhiều người đã nhìn thấy UEFA Cup/Europa League chỉ còn là sân chơi hạng hai của bóng đá cấp CLB ở lục địa già. Và người ta vẫn từng chứng kiến cảnh những đội bóng rớt từ Champions League xuống bắt nạt các đội chiếu dưới như thế nào. Dường như, ngay trong lòng những nền bóng đá lớn như Anh, TBN, Italia, Đức, Pháp đã có một khoảng cách rất lớn giữa đại gia với nhà nghèo rồi chứ chưa nói đến những đội bóng đến từ những nền bóng đá khác.
Khi Man City và M.U không qua nổi vòng bảng Champions League và rớt xuống Europa League, nếp suy nghĩ cũ đã khiến nhiều nhận định cho rằng họ sẽ độc chiếm sân chơi mới này. Nhưng chỉ ngay vòng 16 đội, cả 2 ông lớn thành Manchester đều thất bại tơi tả. Lập tức, thất bại ấy cảnh báo trực tiếp vào cái gọi là “giá trị ông lớn” ở các cúp châu Âu hiện nay.
Không thể phủ nhận được những ông lớn luôn có lợi thế hơn hẳn khi thi đấu ở cúp châu Âu. Bởi họ có nội lực và chiều sâu hơn hẳn các đối thủ còn lại. Nhưng không phải cứ là đội bóng lớn là có thể hiển nhiên có chiến thắng. Sức mạnh của cái gọi là ông lớn trong bóng đá là sức mạnh của cả một quá trình. Còn thắng bại trong một trận cầu lại chỉ phản ánh sức mạnh ở một thời điểm. Mà ông lớn, trong suốt quá trình của mình, đâu phải không có những thời điểm “hắt hơi sổ mũi” hoặc tinh thần bất ổn?
Những ngày đầu tiên, khi chủ tịch UEFA Platini hướng tới mục tiêu “thu hẹp khoảng cách giữa các nền bóng đá”, hẳn có người cười khẩy nghĩ rằng vị chủ tịch người Pháp này đã quá mơ mộng giữa thời đại đá bóng bằng tiền như hiện nay. Nhưng những nỗ lực mà Platini cùng cộng sự đang làm không hẳn không có giá trị. Đừng vội nghĩ việc cả M.U lẫn Man City bị loại chỉ là hiện tượng không phản ảnh đúng bản chất vận động của bóng đá châu Âu hiện thời. Hãy soi cả vào tấm gương của APOEL (loại Lyon ở Champions League), người ta sẽ thấy rõ hơn việc khoảng cách kia đang dần được thu hẹp lại.
Nhưng khi khoảng cách bắt đầu thu hẹp lại, điều vô cùng quan trọng là duy trì biên độ hẹp ấy như thế nào. Điều gì sẽ xảy ra với Bilbao nếu mùa sau họ mất Muniain, Martinez vào chính tay M.U? Lúc ấy, nếu tái ngộ nhau, có khi chính M.U lại là người thắng đậm ở sân San Mames chứ không thua như rạng sáng qua.
Giấc mơ thu hẹp khoảng cách thật ra là một giấc mơ đẹp nhưng thường những giấc mơ đẹp khó kéo dài. Chuyện của Man City, M.U hẳn sẽ khiến những Inter, Juve, Milan, Real, Barca… phải giật mình. Và khi những người khổng lồ giật mình, một cú hắt hơi của họ cũng đủ khiến chàng David bé nhỏ phải bắn xa hàng trăm dặm…
Những ngày đầu tiên, khi chủ tịch UEFA Platini hướng tới mục tiêu “thu hẹp khoảng cách giữa các nền bóng đá”, hẳn có người cười khẩy nghĩ rằng vị chủ tịch người Pháp này đã quá mơ mộng giữa thời đại đá bóng bằng tiền như hiện nay. Nhưng những nỗ lực mà Platini cùng cộng sự đang làm không hẳn không có giá trị. Đừng vội nghĩ việc cả M.U lẫn Man City bị loại chỉ là hiện tượng không phản ảnh đúng bản chất vận động của bóng đá châu Âu hiện thời. Hãy soi cả vào tấm gương của APOEL (loại Lyon ở Champions League), người ta sẽ thấy rõ hơn việc khoảng cách kia đang dần được thu hẹp lại.
Nhưng khi khoảng cách bắt đầu thu hẹp lại, điều vô cùng quan trọng là duy trì biên độ hẹp ấy như thế nào. Điều gì sẽ xảy ra với Bilbao nếu mùa sau họ mất Muniain, Martinez vào chính tay M.U? Lúc ấy, nếu tái ngộ nhau, có khi chính M.U lại là người thắng đậm ở sân San Mames chứ không thua như rạng sáng qua.
Giấc mơ thu hẹp khoảng cách thật ra là một giấc mơ đẹp nhưng thường những giấc mơ đẹp khó kéo dài. Chuyện của Man City, M.U hẳn sẽ khiến những Inter, Juve, Milan, Real, Barca… phải giật mình. Và khi những người khổng lồ giật mình, một cú hắt hơi của họ cũng đủ khiến chàng David bé nhỏ phải bắn xa hàng trăm dặm…
CON SỐ:
3. Đây là lần thứ hai trong lịch sử Manchester United thua 3 trận liên tiếp tại đấu trường châu Âu. Lần đầu diễn ra ở mùa giải 2004/05.
3. Trong quá khứ, chỉ có 3 đội từng ghi 3 bàn/trận ngay trên sân Bilbao là Man Utd, Man City và Bremen. Tuy nhiên lần này M.U đã không tái hiện được kỳ tích đó.
5. Trong 8 đội vào tứ kết, Metalist Kharviv sở hữu chân chuyền hay nhất - Jose Ernesto Sosa. Tiền vệ này đã có 5 đường chuyền quyết định tại Europa League 2011/12.
7. Trong trận thắng Sporting 3-2, Man City để thủng lưới bằng đúng số bàn thua của 7 trận sân nhà trước đó gộp lại tại các cúp châu Âu.
9. Tiền đạo Huntelaar của Schalke hiện dẫn đầu danh sách ghi bàn tại Europa League mùa này với 9 pha lập công.
10. Pha ghi bàn vào lưới Bilbao là bàn thắng thứ 10 của Rooney trong 7 lần ra sân gần đây (trên mọi mặt trận).
24. Trận thắng Sporting nâng chuỗi bất bại của Man City trên sân nhà tại đấu trường châu Âu lên con số 24 trận.
Bongdaplus.vn