
1. Trong sách kỷ lục Guinness có 3 loại kỷ lục cơ bản: một loại bất kỳ ai cũng có thể đạt được, chỉ cần có ý tưởng hoặc sở hữu những điều quái dị. Hai là kỷ lục được tạo ra bởi nỗ lực. Và ba là cứ có tiền là làm được. Loại thứ nhất thì rất ít bởi đó là “đồ độc” kiểu trời phú. Mới đây, anh chàng Justin Werner ở Mỹ được lưu danh muôn thuở bởi tự dưng anh ta đi viện cắt cái amidan to không tưởng với số đo: dài 5 cm và dày 1,7 cm. Hay cô gái Leslie Tipton đạt kỷ lục… tự chui vào vali nhỏ nhất và nhanh nhất với 5,43 giây. Rồi anh Garry Turner có bộ da co dãn nhất nhất thế giới…
Loại thứ hai nhiều hơn, nhưng khó thực hiện nhất bởi cần tập luyện vất vả. Ví dụ, anh chàng Kevin Fast kéo cả chiếc máy bay nặng gần 190 tấn, ông Andres Gardin bóc 500 quả dừa bằng miệng liên tục trong 6 tiếng… Còn loại thứ 3 xuất hiện nhiều nhất, bởi nó dễ hơn 2 loại kỷ lục trên. Vấn đề là tiền. Từ thỏi Chocolate to nhất, du thuyền đắt nhất, đến cốc bia to nhất, miếng Pizza đắt nhất có giá 2.500 USD…
Cả thế giới đang loạn kỷ lục. Loạn cách tiếp nhận và loạn cả cách tạo ra kỷ lục!

2. Real Madrid được coi là đội bóng nắm giữ những kỷ lục thế giới mà kể ra chắc mất nhiều thời gian. Danh hiệu và những kỷ lục đó được gom góp và tích tụ trong hàng chục năm, qua biết bao nhiêu thế hệ với vô vàn hy sinh, mất mát.
Trong sự phát triển, hiện tại và tương lai cần phải vượt qua quá khứ. Nhưng vấn đề nằm ở phương thức và quá trình đánh bại lịch sử. Real liên tục phá kỷ lục chuyển nhượng với hàng loạt ngôi sao để tự khẳng định mình là đội bóng chịu chơi nhất. Khi đó, Real chẳng khác gì một tập đoàn giàu có bỏ tiền ra lập kỷ lục Guinness. Cách dễ nhất để được lưu danh. Cụ thể, Real đã cán mốc và chắc chắn vượt qua kỷ lục ghi nhiều bàn nhất trong 1 mùa với 107 bàn tồn tại từ mùa 1989/90 dưới thời HLV John Toshack…
Barca cũng tạo ra những kỷ lục khi Messi có số bàn thắng ngang C.Ronaldo. Họ cũng thiết lập nên cột mốc vô địch nhiều giải đấu nhất trong một mùa. Chưa biết chừng, nếu Guardiola còn dẫn dắt Barca vài mùa nữa, họ có thể đoạt nhiều danh hiệu hơn trong cả lịch sử của mình gộp lại. Nhưng Barca đã mất hàng chục năm để đào tạo ra những Messi, Xavi, Iniesta, Pique... và sắp tới là nhiều ngôi sao khác. Họ cũng “đe dọa lịch sử”. Nhưng họ tạo nên kỷ lục bằng nỗ lực, tài năng trời phú, đó lại là cách khó nhất để được ghi danh vào Guinness.
Cái gì nhiều quá cũng chẳng hay. Quá nhiều kỷ lục xuất hiện khiến chính những kỷ lục đó mất đi một chút giá trị. Quan trọng hơn là nó biến cả một giải đấu trở nên nhạt thếch, chỉ để tôn vinh 1 trận đấu: El Clasico.
3. Ronaldo quá giỏi. Nhưng sự tài năng của CR7 vẫn phải nhún nhường trước tài hoa thiên bẩm của Messi với những kỷ lục chỉ có thiên tài mới làm được, thuộc hàng “đồ độc”. Và Real dù phá nhiều kỷ lục, nhưng họ vẫn bị đánh giá là số 2, ít nhất đến lúc này.
Kỷ lục chỉ có thể tạo nên dấu ấn. Những danh hiệu sẽ tạo nên sự vĩ đại. Vừa có nhiều kỷ lục vừa có nhiều danh hiệu mới tạo nên huyền thoại.
Mọi kỷ lục đều đáng trân trọng. Bởi chẳng phải ai cũng có thể làm được. Tuy nhiên, giống như khi đọc sách kỷ lục Guinnes, những kỷ lục kiểu dựa vào tiền bạc sẽ bị quên lãng rất nhanh và cũng bị phá rất nhanh. Mai kia, khi Real có nhiều ngôi sao kiểu C.Ronaldo hơn, có khi họ còn ghi 200 bàn/mùa cũng nên. Nhưng bao lâu nữa, Real của Mourinho mới có nhiều danh hiệu hơn Barca của Guardiola để lại được thừa nhận là huyền thoại? Và bao lâu nữa Ronaldo mới vĩ đại hơn Messi?
HỌ ĐÃ NÓI
Kaka: “Ronaldo xuất sắc hơn Messi. Cả hai đều là những cầu thủ hàng đầu thế giới nhưng Ronaldo toàn diện hơn rất nhiều. Cậu ấy xứng đáng giành Quả bóng vàng thế giới năm nay”.
Johan Cruyff: “Ronaldo có thể làm được những điều khó tin. Mọi đội bóng đều cần một cầu thủ như thế. Cậu ấy có sự kết hợp hài hòa giữa kỹ thuật, thể lực và sự tinh quái”.
Barca cũng tạo ra những kỷ lục khi Messi có số bàn thắng ngang C.Ronaldo. Họ cũng thiết lập nên cột mốc vô địch nhiều giải đấu nhất trong một mùa. Chưa biết chừng, nếu Guardiola còn dẫn dắt Barca vài mùa nữa, họ có thể đoạt nhiều danh hiệu hơn trong cả lịch sử của mình gộp lại. Nhưng Barca đã mất hàng chục năm để đào tạo ra những Messi, Xavi, Iniesta, Pique... và sắp tới là nhiều ngôi sao khác. Họ cũng “đe dọa lịch sử”. Nhưng họ tạo nên kỷ lục bằng nỗ lực, tài năng trời phú, đó lại là cách khó nhất để được ghi danh vào Guinness.
Cái gì nhiều quá cũng chẳng hay. Quá nhiều kỷ lục xuất hiện khiến chính những kỷ lục đó mất đi một chút giá trị. Quan trọng hơn là nó biến cả một giải đấu trở nên nhạt thếch, chỉ để tôn vinh 1 trận đấu: El Clasico.
3. Ronaldo quá giỏi. Nhưng sự tài năng của CR7 vẫn phải nhún nhường trước tài hoa thiên bẩm của Messi với những kỷ lục chỉ có thiên tài mới làm được, thuộc hàng “đồ độc”. Và Real dù phá nhiều kỷ lục, nhưng họ vẫn bị đánh giá là số 2, ít nhất đến lúc này.
Kỷ lục chỉ có thể tạo nên dấu ấn. Những danh hiệu sẽ tạo nên sự vĩ đại. Vừa có nhiều kỷ lục vừa có nhiều danh hiệu mới tạo nên huyền thoại.
Mọi kỷ lục đều đáng trân trọng. Bởi chẳng phải ai cũng có thể làm được. Tuy nhiên, giống như khi đọc sách kỷ lục Guinnes, những kỷ lục kiểu dựa vào tiền bạc sẽ bị quên lãng rất nhanh và cũng bị phá rất nhanh. Mai kia, khi Real có nhiều ngôi sao kiểu C.Ronaldo hơn, có khi họ còn ghi 200 bàn/mùa cũng nên. Nhưng bao lâu nữa, Real của Mourinho mới có nhiều danh hiệu hơn Barca của Guardiola để lại được thừa nhận là huyền thoại? Và bao lâu nữa Ronaldo mới vĩ đại hơn Messi?
HỌ ĐÃ NÓI
Kaka: “Ronaldo xuất sắc hơn Messi. Cả hai đều là những cầu thủ hàng đầu thế giới nhưng Ronaldo toàn diện hơn rất nhiều. Cậu ấy xứng đáng giành Quả bóng vàng thế giới năm nay”.
Johan Cruyff: “Ronaldo có thể làm được những điều khó tin. Mọi đội bóng đều cần một cầu thủ như thế. Cậu ấy có sự kết hợp hài hòa giữa kỹ thuật, thể lực và sự tinh quái”.
Bongdaplus.vn