
Thủ quân ĐT Anh: Niềm tự hào của chiếc băng tay
Khi Roy Hodgson trao chiếc băng đội trưởng mang tính tạm thời cho Rooney, đó chỉ là thay đổi nhỏ, bắt buộc mang tính thời điểm. Nhưng đó không đơn giản chỉ là …
2.Rooney là một kẻ nổi loạn, thậm chí là kẻ chuyên gây rắc rối. Nhưng đó là một Rooney dưới tấm áo của một chiến binh chứ không phải một thủ lĩnh. Bởi vậy khi nhận được chiếc băng nhỏ xíu trên tay, dù chỉ là kẻ đóng thế, nhưng người ta đã nhận ra Rooney với một hình hài khác, giống như một đứa trẻ ngỗ nghịch nhận được món quà, và khiến nó trở nên ngoan ngoãn. Không ngổ ngáo. Chẳng bặm trợn.

ĐT Anh đã thất bại suốt nửa thế kỷ qua. Kể từ sau kỷ nguyên của B.Moore, đội trưởng duy nhất được nâng cao chiếc cúp vô địch World Cup 1966, Tam sư chưa tìm ra được một đội trưởng vĩ đại, một người thực sự có cá tính. Người Đức từng thành công với những tính cách nổi loạn như Matthaeus, Kahn, Sammer, Effenberg… Người Tây Ban Nha từng có Canizares, Raul. Pháp có Blanc, Zidane…
Nhưng cả thập kỷ qua, Anh chưa có ai sở hữu tính cách thủ lĩnh như thế. Beckham là một “mỹ nam” được sùng bái. Shearer quá hiền lành. Terry chỉ mang lại rắc rối. Đương kim thủ quân Gerrard cũng là một khuôn mẫu sạch sẽ, tròn trịa. Chính vì thế khi Rooney được chọn, nhiều người sẽ cho rằng đó là sự mạo hiểm.
Sự bốc đồng, thiếu kiềm chế của Rooney đang đi ngược lại hình mẫu của các đội trưởng ĐT Anh từ xưa đến nay. Không đẹp trai. Chẳng săn chắc quyến rũ. Cũng chẳng có lấy một mái tóc mượt mà.
Thậm chí, sự nóng nảy của Rooney có thể sẽ là yếu tố giết chết cả đội bóng. Nhưng thực tế, nó lại là yếu tố cần thiết để tạo nên một thủ lĩnh đích thực. Tam sư bây giờ cần một chút ngang ngược. Cần một chút phá cách. Cần thêm ít điên cuồng. Và cần cả một tài năng thực sự để tạo ra khác biệt. Tất cả có ở Rooney. Có thể nó sẽ tạo ra một bi kịch như Effenberg chỉ ngón tay thối ở ĐT Đức năm 2004.
Zindane húc đầu vào Materazzi để nhận thẻ đỏ ở trận chung kết World Cup 2006. Nhưng điều cần nhất là tính cách của một cá nhân có thể trở thành tính cách của đội bóng.
3.Hodgson có thể đang tạo ra sự thay đổi mạo hiểm, như cách Napoleon trao thưởng, trao quyền cho một vị tướng chống đối mình, như cách Caesar đốt thuyền trong những cuộc đổ bộ. Nhưng nó là điều cần thiết để thay đổi một thiên tài, thay đổi cả một hệ thống chiến đấu để tạo ra sự đột phá. chứ không phải ai đó đeo băng đội trưởng như Lescott, Barry.
Biết đâu đấy, sau trận gặp San Marino, Rooney sẽ thực sự trở thành thủ lĩnh vì một chiếc băng nhỏ xíu quấn trên cánh tay…
CON SỐ
2. Cuthbert Ottaway là đội trưởng đầu tiên của ĐT Anh, nhưng ông chỉ khoác áo ĐT 2 trận.
3. Trong một thập kỷ qua, Rooney là cầu thủ M.U thứ 3 đeo băng đội trưởng ĐT Anh sau Beckham và Rio Ferdinand.
4. Từ năm 2000 đến nay, ĐT Anh có 4 đội trưởng chính thức: Beckham, Terry, Ferdinand, Gerrard.
9. Từ năm 2000 đến nay, ĐT Anh đã có 9 người từng đeo băng thủ quân, ngoài 4 đội trưởng chính thức còn có: Parker, Owen, Lescott, Barry và Rooney.
12. Có 12 cầu thủ đeo băng đội trưởng ĐT Anh không chính thức, khi đội trưởng bị thay hoặc chấn thương trong trận.
50. Trước đây, từng có 49 cầu thủ đeo băng đội trưởng ĐT Anh 1 trận. Rooney là người thứ 50.
111. Rooney là cầu thủ thứ 111 đeo băng đội trưởng ĐT Anh trong lịch sử.