Chelsea & căn bệnh nhà giàu
Dễ nhớ nhất là trường hợp của Andriy Shevchenko. Những người “sáng mắt” có lẽ chẳng thể hiểu nổi tại sao GĐĐH Peter Kenyon lại nằng nặc đòi đưa Sheva về Stamford Bridge với cái giá lên tới 40 triệu bảng, dù thời điểm đó, thực tế tiền đạo này không còn giữ được phong độ ổn định ngay cả trong màu áo Milan.
Và thực tế đã chứng minh, Shevchenko chính là một trong những thương vụ hớ hênh nhất trong lịch sử Chelsea. 9 bàn thắng sau 48 trận, đó không phải là thành tích của một cầu thủ trị giá 40 triệu bảng.
Kế đó có thể kể nhanh cả trường hợp của Yuri Zhirkov, cầu thủ người Nga đắt giá nhất trong kỷ nguyên Abramovich. 18 triệu bảng là số tiền Chelsea phải chi để đưa Zhirkov về Stamford Bridge. Anh khởi đầu không quá tệ, nhưng ngày càng chìm và rồi 2 năm sau, The Blues đành ngậm ngùi bán Zhirkov cho Zenit chỉ với 13,2 triệu bảng.
Hay như Shaun Wright-Phillips, cầu thủ đắt giá thứ 7 dưới thời Abramovich cũng là một thương vụ mà Chelsea gần như đã bị lừa. Wright-Phillips về cơ bản đã chạm đỉnh trong màu áo Man City, nhưng vẫn được CLB này đồn thổi như một siêu nhân, để rồi nửa xanh thành Manchester ung dung thu về 21 triệu bảng từ vụ bán anh cho Chelsea. 3 năm, 81 trận, 4 bàn thắng, thêm một lần nữa, Chelsea ngậm đắng nuốt cay vì thói quen của một gã nhà giàu thiếu tính toán.
Cảnh sát ngừng điều tra trọng tài Clattenburg
Cảnh sát Anh vừa quyết định dừng cuộc điều tra đối với những cáo buộc phân biệt chủng tộc nhắm vào trọng tài Mark Clattenburg. Trong văn bản gửi tới Chelsea, cơ quan này cho biết, đến giờ vẫn chưa thu được bất cứ bằng chứng nào chống lại Clattenburg. Vụ điều tra sẽ được nối lại nếu các bên liên quan cung cấp được những bằng chứng xác thực. Trước đó, trọng tài Clattenburg bị Chelsea tố cáo có hành vi phân biệt chủng tộc với tiền vệ Mikel trong trận gặp Man United.