Phân tích xu hướng TTCN mùa Đông 2015
* Cập nhật danh sách chuyển nhượng mùa Đông 2015
* Đội nào chịu chơi nhất chuyển nhượng mùa Đông?
* Chuyển nhượng mùa Đông ở Premier League: Ai đến, ai đi?
* Đội nào chịu chơi nhất chuyển nhượng mùa Đông?
* Chuyển nhượng mùa Đông ở Premier League: Ai đến, ai đi?
Các đội bóng lớn coi tháng 1 là “lưới an toàn”
Trưởng ban bóng đá của BBC Phil McNulty nhận xét: “Các đội bóng lớn nổi tiếng với việc thận trọng trong tháng 1 trừ khi đó là một chữ ký chất lượng chắc chắn. Các cầu thủ chất lượng cũng không muốn ra đi ở thời điểm đó do họ đã hoặc đang chơi bóng ở Champions League”.
“Thị trường nhỏ hơn và vì thế khó mua-bán hơn. Manchester City mua một tiền đạo đã được kiểm chứng ở Premier League là Wilfried Bony, trong khi Chelsea đưa về ngôi sao World Cup, Juan Cuadrado. Những đội mạnh của Premier League có một chính sách tuyển mộ cầu thủ rất rành mạch trong mùa Hè và thực hiện hầu hết các hợp đồng lớn khi đó. Tháng 1 với họ chỉ là lưới an toàn để hoàn thiện đội hình, dù nếu có cơ hội hiếm hoi mua được các ngôi sao lớn, họ cũng sẽ cố gắng”.
Những đội chiến đấu trụ hạng: Không hạnh phúc, lạc quan hoặc đâu đó ở giữa
Theo McNulty: “Khuôn mặt của HLV Harry Redknapp (QPR) nói lên nhiều điều về kỳ chuyển nhượng của CLB đang đứng thứ 19 tại Premier League. HLV Steve Bruce của Hull City cũng rất thất vọng vì không thể đạt được một thỏa thuận với tiền vệ cánh của Tottenham Aaron Lennon. Tuy nhiên, Bruce sẽ đặt nhiều hy vọng vào tiền đạo Dame N’Doye, một thương vụ chỉ có thể hoàn tất sau nửa đêm”.
Aaron Lennon gia nhập Everton
“HLV Tony Pulis của West Brom sẽ hài lòng vì đã bổ sung thêm tiền vệ cánh Callum McManaman và có được kinh nghiệm của tiền vệ trung tâm Darren Fletcher từ Manchester United, dù ông có lẽ đã muốn tăng cường hơn nữa. Crystal Palace thực hiện được chữ ký như mong muốn với Wilfried Zaha và sẽ tự tin hơn trong cuộc chiến trụ hạng. Vì thế khi kỳ chuyển nhượng mùa đông khép lại, QPR sẽ thất vọng, West Brom và Palace lạc quan hơn, trong khi Hull là đội ở giữa”.
Ảnh hưởng của luật công bằng tài chính (FFP)
Các đội Premier League mua 35 cầu thủ mới vào tháng 1/2015, so với 46 người mùa trước (dù chi ra khoản tiền tương tự là 130 triệu bảng, thấp hơn so với kỷ lục chuyển nhượng mùa đông ở Anh tới 90 triệu bảng (225 triệu bảng, tháng 1/2011)). Tại sao? “Đây có lẽ là kỳ chuyển nhượng chịu nhiều ảnh hưởng nhất của FFP (luật công bằng tài chính) từ trước tới giờ, nhất là với các CLB lớn”, chuyên gia tài chính bóng đá Robert Wilson của Đại học Sheffield Hallam nói.
“Chelsea là một ví dụ điển hình và họ rất tập trung vào việc cân đối ngân sách chuyển nhượng. Họ không còn vung tiền vô tội vạ nữa, mà luôn cân nhắc bán trước khi mua, ở đây là bán đi Schuerrle để mua Cuadrado. Man City cũng sẽ phải làm thế và họ đã thận trọng hơn so với trong quá khứ. Điều khác thường là Man United, đội mà tôi nghĩ sẽ chi mạnh tay. Họ có thể làm thế với thu nhập như hiện giờ. Việc họ không mua thêm những cầu thủ mới có lẽ không phải là vấn đề tài chính, mà là do chiến lược chuyển nhượng”.
Các nhà vô địch cũng đi mượn cầu thủ
Phóng viên bóng đá quốc tế của BBC John Bennett phân tích: “Giống như ở Anh, kỳ chuyển nhượng tháng 1 năm nay khá yên ắng ở châu Âu. Các đội VĐQG ở Italia, Pháp, Đức và Tây Ban Nha chỉ có tất cả 3 hợp đồng mới, tất cả đều là đi mượn cầu thủ. Ở Pháp, chi cho chuyển nhượng giảm 53% so với năm ngoái”.
“Inter Milan và Wolfsburg sẽ hài lòng với những gì họ làm được trong tháng 1. HLV Roberto Mancini của Inter than phiền rằng ông thừa hưởng một đội bóng không đủ mạnh, nhưng Xherdan Shaqiri và Lukas Podolski là những sự bổ sung rất chất lượng. Trong khi đó, Wolfsburg vừa đánh bại Bayern Munich 4-1 hôm thứ Sáu và sự có mặt của Schuerrle sẽ là hoàn hảo để họ tiếp tục tiến lên. David Moyes sẽ là một trong những HLV thất vọng sau kỳ chuyển nhượng này. Real Sociedad không thể bổ sung thêm cầu thủ mới nào, bao gồm các mục tiêu Etienne Capoue, Nabil Bahoui và Joel Campbell”.
Vì sao không ai mua tiền đạo?
Man City mua Bony để chia sẻ trách nhiệm ghi bàn với Aguero
Các tiền đạo, những người được cho là có thể thay đổi số phận một đội bóng, cứu một đội khỏi rớt hạng hoặc ghi bàn đưa một đội khác tới châu Âu, đã không phải là những chữ ký lớn trong mùa đông. Chỉ 8 trong 35 cầu thủ mới ở Premier League trong tháng 1 là các tay săn bàn, và 3 trong số đó thuộc về Crystal Palace. Các CLB cũng nhấn mạnh vào kinh nghiệm hơn là tuổi trẻ, với tuổi đời trung bình của các tiền đạo mới cao hơn nhiều so với các hậu vệ và tiền vệ.
Sunderland và Crystal Palace đưa về những lão tướng của Premier League, Jermain Defoe và Shola Ameobi, đều đã 33 tuổi, trong khi đó Man City có chữ ký lớn nhất mùa đông với Wilfried Bony, 26 tuổi từ Swansea.
Bí mật là tất cả
Danh sách các vụ chuyển nhượng dưới đây có một từ rất phổ biến: “không tiết lộ mức phí”. Chính thức thì không một đội bóng nào tiết lộ mức phí chuyển nhượng, một khuynh hướng ngày càng trở nên phổ biến. Tháng 1/2013, chỉ 2/26 thương vụ mùa đông được công khai giá chuyển nhượng, và năm ngoái chỉ có 1, Juan Mata chuyển từ Chelsea tới Manchester United với giá 37,1 triệu bảng. 47 vụ chuyển nhượng kia là không tiết lộ mức phí.
Premier League là số 1
Premier League tiếp tục là giải đấu chi mạnh tay nhất trong tháng 1/2015, nhiều hơn gấp đôi so với các giải Tây Ban Nha (52 triệu bảng), Italia (65 triệu bảng) và Đức (52 triệu bảng).