Chắc chắn, đó sẽ là bi kịch lớn của nền bóng đá và hệ lụy kéo theo sẽ rất khôn lường.
Thật sai lầm nếu ai đó nói rằng, vì Thái Lan đang mải mê chinh phạt ở đấu trường lớn nên thất bại tại SEA Games 26 với họ không là gì. Càng mạnh mẽ, càng kiêu hãnh thì nỗi đau dù là nhỏ nhất cũng chẳng thể ngọt ngào. Thậm chí, Thái Lan sẽ cảm thấy tổn thương hơn bao giờ hết khi sân chơi World Cup vẫn “mờ nhân ảnh”, còn đấu trường SEA Games thì đã vuột khỏi tầm tay.
Có thể, giấc mơ chinh phục World Cup là thật. Nhưng nói thế không có nghĩa là họ bỏ quên đấu trường khu vực. Ai đó nói rằng, trước khi bay cao, bạn phải thống trị được mặt đất. Bóng đá Thái Lan cũng vậy, cảm giác chiến thắng chưa bao giờ là no nê với họ.
Từ chuyện của Thái Lan, ta nhận ra rằng, đặt ra cái đích lớn là đúng, là cần thiết, bởi nó tạo động lực cho sự phát triển. Nhưng có điều, từ mong muốn đến hiện thực đôi khi là khoảng cách xa vời vợi. Hay nói cách khác, trong khi nghĩ đến ngày mai tươi sáng thì hôm nay của bạn đã phải đầy thanh sắc. Và mọi giấc mơ phải bắt đầu từ thực tế, từ sự đầu tư, tiềm lực của nền bóng đá chứ không chỉ xuất phát từ sự chủ quan duy ý chí của những nhà hoạch định chính sách.
Bóng đá Thái Lan mơ được bay cao, nhưng nền tảng của họ đang gặp vấn đề. Còn chúng ta thì sao? Bóng đá Việt Nam luôn mang trong mình giấc mơ cháy bỏng được hội nhập với thế giới phát triển. Thế nhưng, ngay từ lúc này, trước khi nghĩ đến cái đích lớn lao thì buộc lòng những người làm bóng đá phải tạo ra một hệ thống bài bản và ổn định. Quan trọng nhất, bóng đá Việt Nam nói chung và U23 Việt Nam nói riêng đừng bao giờ ảo tưởng về tiềm lực, sức mạnh của mình.
Từ nỗi đau mang tên Thái Lan, chúng ta hãy nghĩ đến bài học cho chính mình!
Bongdaplus.vn