
1. Từ khoảng cách 10 điểm hơn Barca, giờ đây Real đã tự rút ngắn lại chỉ còn 6 điểm sau 2 trận hòa liên tiếp khi La Liga vẫn còn 10 vòng nữa. Nếu ở trận hòa Malaga, Real không trách được ai thì ở lần chia điểm với Villareal vừa qua, họ đã tìm ra được cái “sọt rác” để trút giận. Người đó chính là trọng tài Romero, kẻ bị CR7 gán cho cái tội “đánh cắp chiến thắng của Real”.
Không chỉ CR7, còn rất nhiều cá nhân khác ở Real hoặc liên quan đến đội bóng này chỉ trích, thậm chí là lăng mạ Romero. Điển hình là Elamio Parames, người phát ngôn của HLV Mourinho. Nhận xét “Bóng đá đã chết vì trọng tài Romero” của ông lập tức được tờ Marca chọn là “phát ngôn của ngày”. Như vậy, những cáo buộc “trọng tài thiên vị Barca” đã sống lại chỉ sau một vài tuần lắng xuống. Và điều đó đồng nghĩa với chuyện hận thù giữa Real với Barca được tô đậm hơn.
2.Những trận El Clasico vốn dĩ luôn căng thẳng vì hận thù truyền đời không hoá giải nổi giữa Real với Barca. Và hận thù ấy, như một thứ gia vị khiến cuộc chơi giữa họ trở thành tâm điểm của làng túc cầu thế giới mỗi mùa bóng. Giữa Real và Barca, người ta đang hy vọng họ vượt qua tất cả để gặp gỡ ở một cuộc chạm trán El Clasico nảy lửa tại Munich, nơi tranh quyền bá chủ châu Âu mùa bóng này đồng thời phân định đội bóng nào sẽ mạnh hơn. Sở dĩ, mong đợi ấy tồn tại bởi Champions League là giải đấu danh giá và cao quý nhất thế giới ở cấp CLB, nhưng một phần nữa cũng bởi chính phía Barca từng thừa nhận “không thể bắt kịp Real ở La Liga”.
Nhưng đó là khi khoảng cách là 10 điểm. Còn bây giờ, khi khoảng cách ấy chỉ là 6 mà Real vẫn còn những trận cầu “xương” như derby Madrid với Atletico hay chạm trán Valencia ở Bernabeu, thì trận El Clasico ở La Liga bỗng nhiên nóng trở lại. Nó rất có thể là nơi phân định ai thực sự là Vua TBN trước khi họ giành giật nhau ở ngoài biên giới quốc gia này. Điều gì sẽ xảy ra khi trận El Clasico diễn ra trong hoàn cảnh Real chỉ còn hơn Barca 2 điểm? Hận thù vốn đã có sẽ càng thù hận hơn; đường biên vốn đã rõ sẽ càng đậm nét hơn.
3.Bóng đá hấp dẫn là ở chỗ đó. Người ta thích sự căng thẳng bởi nó kích thích người xem hơn hẳn. Nhưng để có được sự căng thẳng ấy, hận thù phải tồn tại, theo đúng kiểu “hoặc anh hoặc tôi, không thể nào một rừng có đến hai cọp dữ”.
Nhưng bóng đá cũng rất cần sự đa dạng. Bên cạnh hận thù cũng cần những hình ảnh nhân bản đẹp nên thơ. Dễ hiểu, nhu cầu được thành người cao thượng là có thật, rõ rệt và chân chính.
Thế nên, lúc hận thù ngày một dấy lên như thế, lúc đường biên được kẻ phân cách ngày một đậm hơn như thế, quả thật tuyệt vời khi ta vẫn được chứng kiến những cầu thủ Real mặc chiếc áo “Cố lên Abidal” ra chào sân. Đơn giản, hận thù và tỏ rõ hận thù là thái độ của người làm việc chuyên nghiệp. Còn yêu thương, chia sẻ lại là thái độ của con người nhân văn, giữa đồng nghiệp, giữa bạn bè với nhau, bất chấp màu da, sắc áo hay danh hiệu.
Và giữa một trường “đao binh” căng thẳng như thế, bóng đá vẫn chưa chết như lời Parames nói. Bóng đá vẫn cất cao được tuyên ngôn của nó, tuyên ngôn về một chỗ nhân gian hết đường biên.
Không chỉ CR7, còn rất nhiều cá nhân khác ở Real hoặc liên quan đến đội bóng này chỉ trích, thậm chí là lăng mạ Romero. Điển hình là Elamio Parames, người phát ngôn của HLV Mourinho. Nhận xét “Bóng đá đã chết vì trọng tài Romero” của ông lập tức được tờ Marca chọn là “phát ngôn của ngày”. Như vậy, những cáo buộc “trọng tài thiên vị Barca” đã sống lại chỉ sau một vài tuần lắng xuống. Và điều đó đồng nghĩa với chuyện hận thù giữa Real với Barca được tô đậm hơn.
2.Những trận El Clasico vốn dĩ luôn căng thẳng vì hận thù truyền đời không hoá giải nổi giữa Real với Barca. Và hận thù ấy, như một thứ gia vị khiến cuộc chơi giữa họ trở thành tâm điểm của làng túc cầu thế giới mỗi mùa bóng. Giữa Real và Barca, người ta đang hy vọng họ vượt qua tất cả để gặp gỡ ở một cuộc chạm trán El Clasico nảy lửa tại Munich, nơi tranh quyền bá chủ châu Âu mùa bóng này đồng thời phân định đội bóng nào sẽ mạnh hơn. Sở dĩ, mong đợi ấy tồn tại bởi Champions League là giải đấu danh giá và cao quý nhất thế giới ở cấp CLB, nhưng một phần nữa cũng bởi chính phía Barca từng thừa nhận “không thể bắt kịp Real ở La Liga”.
Nhưng đó là khi khoảng cách là 10 điểm. Còn bây giờ, khi khoảng cách ấy chỉ là 6 mà Real vẫn còn những trận cầu “xương” như derby Madrid với Atletico hay chạm trán Valencia ở Bernabeu, thì trận El Clasico ở La Liga bỗng nhiên nóng trở lại. Nó rất có thể là nơi phân định ai thực sự là Vua TBN trước khi họ giành giật nhau ở ngoài biên giới quốc gia này. Điều gì sẽ xảy ra khi trận El Clasico diễn ra trong hoàn cảnh Real chỉ còn hơn Barca 2 điểm? Hận thù vốn đã có sẽ càng thù hận hơn; đường biên vốn đã rõ sẽ càng đậm nét hơn.
3.Bóng đá hấp dẫn là ở chỗ đó. Người ta thích sự căng thẳng bởi nó kích thích người xem hơn hẳn. Nhưng để có được sự căng thẳng ấy, hận thù phải tồn tại, theo đúng kiểu “hoặc anh hoặc tôi, không thể nào một rừng có đến hai cọp dữ”.
Nhưng bóng đá cũng rất cần sự đa dạng. Bên cạnh hận thù cũng cần những hình ảnh nhân bản đẹp nên thơ. Dễ hiểu, nhu cầu được thành người cao thượng là có thật, rõ rệt và chân chính.
Thế nên, lúc hận thù ngày một dấy lên như thế, lúc đường biên được kẻ phân cách ngày một đậm hơn như thế, quả thật tuyệt vời khi ta vẫn được chứng kiến những cầu thủ Real mặc chiếc áo “Cố lên Abidal” ra chào sân. Đơn giản, hận thù và tỏ rõ hận thù là thái độ của người làm việc chuyên nghiệp. Còn yêu thương, chia sẻ lại là thái độ của con người nhân văn, giữa đồng nghiệp, giữa bạn bè với nhau, bất chấp màu da, sắc áo hay danh hiệu.
Và giữa một trường “đao binh” căng thẳng như thế, bóng đá vẫn chưa chết như lời Parames nói. Bóng đá vẫn cất cao được tuyên ngôn của nó, tuyên ngôn về một chỗ nhân gian hết đường biên.
Bongdaplus.vn