Premier League ngập trong nợ nần
GÁNH NẶNG LƯƠNG BỔNG
Theo báo cáo mà hãng kiểm toán Deloitte vừa công bố, doanh thu của
“THIẾU GIA”… THIẾU TIỀN
Những CLB nợ nhiều nhất tại Premier League hiện nay là các đại gia. Chelsea chiếm tới 38% tổng nợ của giải đấu, với số tiền 958 triệu bảng. Man United nợ 342 triệu bảng, còn Arsenal là 240 triệu bảng. Tuy nhiên, khoản nợ của các ông lớn này không quá đáng ngại, bởi họ đều có doanh thu cao. Chelsea chỉ nợ mỗi ông chủ Roman Abramovich và vị tỷ phú người Nga chưa bao giờ có ý đòi. Arsenal mắc nợ do xây SVĐ mới, còn Man United bị giới chủ gán nợ. Nhưng số nợ của cả hai đội bóng này ngày càng giảm theo thời gian.
Đối tượng thực sự bị đe dọa bởi các khoản nợ là các CLB nhỏ và vừa tại Premier League. Dù chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng nợ của giải đấu, nhưng những đội bóng này chưa cho thấy họ có khả năng chi trả. Một số thậm chí còn để tình trạng nợ nần gia tăng qua từng năm.
“Thiếu gia” Newcastle là một trong những điển hình cho tình trạng thiếu sự kiểm soát về tài chính. Hiện tại, họ đang nợ tới 129 triệu bảng, tương đương với 99,2% doanh thu. Tương tự, West Ham mùa trước chỉ kiếm được 114,9 triệu bảng, nhưng số tiền nợ hiện đã là 110 triệu bảng. Điều đáng nói là doanh thu của các CLB này phần lớn tới từ tiền bản quyền truyền hình (được chia từ gói 5,5 tỷ bảng), những khoản thu nhập khác như bán vé vào sân, quảng cáo, tài trợ… đều không đáng kể. Trong trường hợp rơi khỏi Premier League, họ gần như cầm chắc phá sản.
Mối nguy sụp đổ về tài chính đã từng diễn ra với nhiều đội bóng Anh trong quá khứ. Hồi đầu những năm 2000 là Leeds United, Wimbledon và mới nhất là Portsmouth. Giờ đây nguy cơ đó đang đe dọa nhiều “thiếu gia” khác tại Premier League.
QPR kiếm 1, trả lương 2
Phần lớn những CLB có tỷ lệ chi lương trên tổng thu nhập cao nhất đều phải đang chạy đua trụ hạng. Những CLB này cố gắng bám trụ lại Premier League bằng cách dốc tiền tăng cường sức mạnh đội hình, dẫn đến tình trạng chi tiêu nhiều hơn số tiền mình kiếm được, mà QPR là một ví dụ. Đây thực sự là ván cờ liều của nhiều đội bóng xứ sương mù bởi nó có thể dẫn họ tới con đường phá sản.
Những CLB có tỷ lệ chi lương/thu nhập cao nhất Premier League mùa này