M.U gặp khó trên TTCN: Lỗi của Sir Alex!
M.U không phải là không chịu chi trên TTCN mùa hè này. Với việc đưa về Marcos Rojo từ Sporting Lisbon với giá 16 triệu bảng, họ đã bỏ ra 46 triệu bảng chỉ riêng cho vị trí hậu vệ trái trong mùa hè 2014.
Vấn đề với đội bóng áo đỏ không phải là họ không chịu chi tiền, mà là có vẻ họ chi tiền một cách thiếu khôn ngoan. Thành tích của Man United trong việc mua sắm cầu thủ 3-4 năm qua, suốt từ thời Sir Alex Ferguson, là khá tệ hại.
Mua cầu thủ không phải là thống kê chính xác. Một danh thủ tỏa sáng trong màu áo đội này có thể là nỗi thất vọng lớn ở đội khác. Mỗi HLV, mỗi đội bóng đều sẽ phạm sai lầm. Manchester City đã mua Jack Rodwell và Scott Sinclair. Liverpool "tự hào" có Andy Carroll và Stewart Downing. Tottenham "phấn khởi" với Erik Lamela và Roberto Soldado. Chelsea "mừng rỡ" vì sở hữu Fernando Torres. Nhưng với riêng Man United, thất bại có vẻ quá thường xuyên.
5 năm mua sắm nghèo nàn đã khiến CLB rơi vào tình cảnh hiện giờ: họ phải tăng cường mạnh lực lượng cho hy vọng về một suất dự Champions League, chứ khoan hãy bàn tới chức vô địch. Tất cả bắt đầu với chính sách của Sir Alex Ferguson. Ông đã đưa về Cristiano Ronaldo với giá rất rẻ và biến anh thành cầu thủ đắt giá nhất thế giới, một siêu sao thực sự. Tiếp theo đó là những chữ ký thành công với Nemanja Vidic và Patrice Evra. Ferguson vì thế tin tưởng vào cách tiếp cận của ông: xác định một nhân tài từ sớm, mua rẻ, tôi luyện trên sân tập ở Carrington và biến anh ta thành một cầu thủ lớn.
Vidic và Evra trưởng thành vượt bậc dưới bàn tay Sir Alex
Về lý thuyết là thế, và cách làm đó dễ dàng thuyết phục các ông chủ đội bóng, nhưng kịch bản đó đã xuất hiện nhiều lỗ hổng trong những năm qua. Trừ David De Gea, đội hình Man United giờ toàn những cầu thủ ở dưới tiêu chuẩn của một nhà vô địch. Chris Smalling, Phil Jones, anh em nhà Da Silva, Javier Hernandez, Nani không tồi, nhưng chưa đủ xuất sắc để thay thế cho những Vidic, Evra, Rio Ferdinand và Ryan Giggs.
Gạch tên 4 cầu thủ lão luyện đó khỏi danh sách thi đấu của Man United mùa hè này, họ ngay lập tức trở thành một đội bóng với quá nhiều lỗ hổng không được bù đắp. Cùng lúc, ý tưởng phát triển các cầu thủ trẻ giá rẻ không thành hiện thực. Man United đang tụt lại một bước trong việc mua những ngôi sao lớn so với các đối thủ ở châu Âu như Real Madrid, Barcelona và Bayern Munich, hay trong nước như Chelsea, Manchester City và thậm chí cả Arsenal.
Trong một thập kỷ kể từ khi Wayne Rooney tới Old Trafford với cái giá kỷ lục của CLB lúc bấy giờ, Man United chỉ có thêm 2 hợp đồng với những ngôi sao lớn đã chứng tỏ được khả năng của họ, vào những năm cuối thời Ferguson. Và trong khi Robin van Persie có thể được coi là một thành công, Dimitar Berbatov là một trong những lý do tại sao Ferguson lại quay về với cách làm cũ. Ashley Young, Antonio Valencia và Shinji Kagawa cũng là những trường hợp như thế, đắt giá, tưởng như đã được kiểm chứng, nhưng rốt cuộc lại không thể hiện được đúng năng lực tại Old Trafford.
Kagawa chưa thể hiện đúng tiềm năng
Một trong những điều mà David Moyes nói ông thấy khó hiểu nhất khi tiếp quản Man United là họ thiếu tính khoa học trong hệ thống chuyển nhượng. Nhưng điều đó không có gì lạ bởi Ferguson hoàn toàn là một HLV của trường phái cổ điển. Ông dẫn dắt Man United từ trước khi internet trở nên phổ biến. Trong khi Barcelona có 18 người làm việc ở bộ phận chuyển nhượng, tìm kiếm các tài năng trên toàn cầu, ở Man United, quyền hành tối thượng là của Ferguson, trong khi em trai ông phụ trách phần báo cáo về các mục tiêu mua sắm.
Moyes vì thế phải tự mình xoay xở, và trong những phút hoảng loạn cuối kỳ mua sắm, đã vơ vội Marouane Fellaini. Nếu như Man United có một bộ phận giúp việc cho HLV như Barca trong công tác mua bán cầu thủ, họ có lẽ đã tránh được sai lầm chết người đó. Tệ hại hơn, đội bóng áo đỏ có rất ít hy vọng thực hiện những thương vụ thực sự gây tiếng vang như việc Madrid mua Toni Kroos và James Rodriguez, dù về tài chính họ không hề thua kém ai. Luke Shaw, Ander Herrera, Rojo, những hợp đồng mùa hè này, và Fellaini, đã ra đi theo dạng cho mượn, có phí chuyển nhượng còn cao hơn Kroos và James cộng lại. Thêm vào đó, Man United đã chi 46 triệu bảng cho 2 cầu thủ có thể chơi cùng một vị trí.
Mua cầu thủ không phải là thống kê chính xác. Một danh thủ tỏa sáng trong màu áo đội này có thể là nỗi thất vọng lớn ở đội khác. Mỗi HLV, mỗi đội bóng đều sẽ phạm sai lầm. Manchester City đã mua Jack Rodwell và Scott Sinclair. Liverpool "tự hào" có Andy Carroll và Stewart Downing. Tottenham "phấn khởi" với Erik Lamela và Roberto Soldado. Chelsea "mừng rỡ" vì sở hữu Fernando Torres. Nhưng với riêng Man United, thất bại có vẻ quá thường xuyên.
5 năm mua sắm nghèo nàn đã khiến CLB rơi vào tình cảnh hiện giờ: họ phải tăng cường mạnh lực lượng cho hy vọng về một suất dự Champions League, chứ khoan hãy bàn tới chức vô địch. Tất cả bắt đầu với chính sách của Sir Alex Ferguson. Ông đã đưa về Cristiano Ronaldo với giá rất rẻ và biến anh thành cầu thủ đắt giá nhất thế giới, một siêu sao thực sự. Tiếp theo đó là những chữ ký thành công với Nemanja Vidic và Patrice Evra. Ferguson vì thế tin tưởng vào cách tiếp cận của ông: xác định một nhân tài từ sớm, mua rẻ, tôi luyện trên sân tập ở Carrington và biến anh ta thành một cầu thủ lớn.
Vidic và Evra trưởng thành vượt bậc dưới bàn tay Sir Alex
Về lý thuyết là thế, và cách làm đó dễ dàng thuyết phục các ông chủ đội bóng, nhưng kịch bản đó đã xuất hiện nhiều lỗ hổng trong những năm qua. Trừ David De Gea, đội hình Man United giờ toàn những cầu thủ ở dưới tiêu chuẩn của một nhà vô địch. Chris Smalling, Phil Jones, anh em nhà Da Silva, Javier Hernandez, Nani không tồi, nhưng chưa đủ xuất sắc để thay thế cho những Vidic, Evra, Rio Ferdinand và Ryan Giggs.
Gạch tên 4 cầu thủ lão luyện đó khỏi danh sách thi đấu của Man United mùa hè này, họ ngay lập tức trở thành một đội bóng với quá nhiều lỗ hổng không được bù đắp. Cùng lúc, ý tưởng phát triển các cầu thủ trẻ giá rẻ không thành hiện thực. Man United đang tụt lại một bước trong việc mua những ngôi sao lớn so với các đối thủ ở châu Âu như Real Madrid, Barcelona và Bayern Munich, hay trong nước như Chelsea, Manchester City và thậm chí cả Arsenal.
Trong một thập kỷ kể từ khi Wayne Rooney tới Old Trafford với cái giá kỷ lục của CLB lúc bấy giờ, Man United chỉ có thêm 2 hợp đồng với những ngôi sao lớn đã chứng tỏ được khả năng của họ, vào những năm cuối thời Ferguson. Và trong khi Robin van Persie có thể được coi là một thành công, Dimitar Berbatov là một trong những lý do tại sao Ferguson lại quay về với cách làm cũ. Ashley Young, Antonio Valencia và Shinji Kagawa cũng là những trường hợp như thế, đắt giá, tưởng như đã được kiểm chứng, nhưng rốt cuộc lại không thể hiện được đúng năng lực tại Old Trafford.
Kagawa chưa thể hiện đúng tiềm năng
Một trong những điều mà David Moyes nói ông thấy khó hiểu nhất khi tiếp quản Man United là họ thiếu tính khoa học trong hệ thống chuyển nhượng. Nhưng điều đó không có gì lạ bởi Ferguson hoàn toàn là một HLV của trường phái cổ điển. Ông dẫn dắt Man United từ trước khi internet trở nên phổ biến. Trong khi Barcelona có 18 người làm việc ở bộ phận chuyển nhượng, tìm kiếm các tài năng trên toàn cầu, ở Man United, quyền hành tối thượng là của Ferguson, trong khi em trai ông phụ trách phần báo cáo về các mục tiêu mua sắm.
Moyes vì thế phải tự mình xoay xở, và trong những phút hoảng loạn cuối kỳ mua sắm, đã vơ vội Marouane Fellaini. Nếu như Man United có một bộ phận giúp việc cho HLV như Barca trong công tác mua bán cầu thủ, họ có lẽ đã tránh được sai lầm chết người đó. Tệ hại hơn, đội bóng áo đỏ có rất ít hy vọng thực hiện những thương vụ thực sự gây tiếng vang như việc Madrid mua Toni Kroos và James Rodriguez, dù về tài chính họ không hề thua kém ai. Luke Shaw, Ander Herrera, Rojo, những hợp đồng mùa hè này, và Fellaini, đã ra đi theo dạng cho mượn, có phí chuyển nhượng còn cao hơn Kroos và James cộng lại. Thêm vào đó, Man United đã chi 46 triệu bảng cho 2 cầu thủ có thể chơi cùng một vị trí.
Đi tìm nhân tố cần thiết cho 3-4-1-2 của Man Utd |
---|
Mùa trước, các CĐV Man City đã hát vang trong chiến thắng của họ trước đối thủ cùng thành phố: “Quý vị có Phil Jones, chúng tôi có Kun Aguero”. Giờ thì đó không còn là lời đùa tếu nữa. Đó là sự thật ở Manchester.