1. Hướng ra toàn cầu
United có một chiến dịch lâu dài về việc chiêu mộ những cầu thủ thuộc nhiều quốc gia trên thế giới. Đã có lúc M.U sở hữu cả cầu thủ Trung Quốc trong đội hình, chính là vị mục tiêu "toàn cầu hóa" thương hiệu của mình. Trong đội hình M.U hiện tại có các quốc tịch Brazil, Bồ Đào Nha, Pháp, Tây Ban Nha, Serbia, Ecuador, Hà Lan và cả Nhật Bản. Trong mùa 2010/2011, các trận đấu của M.U thu hút đến hơn 4 tỷ người xem, trải dài qua 211 quốc gia, bình quân 49 triệu người/trận. Trang Facebook của M.U hiện có hơn 32 triệu người like.
2. Im lặng, nhưng cải tiến không ngừng
Không bao giờ được phép tự hài lòng với bản thân là tiêu chí của M.U cả trong những vấn đề chuyên môn lẫn ngoài chuyên môn. M.U là một trong những CLB đầu tiên sử dụng dữ liệu, thống kê trong tập luyện và thi đấu. Họ đang xây dựng một trung tâm khoa học thể thao trị giá 25 triệu euro.
3. Tầm nhìn xa
Ryan Giggs và Paul Scholes vẫn đang chơi bóng ở gần tứ tuần và đấy là điều hiếm thấy tại giải vô địch Anh. Sir Alex, với hơn 25 năm ngồi trên ghế HLV trưởng cũng là một trường hợp đặc biệt. Nhưng M.U còn có tầm nhìn xa hơn. Họ thường xuyên mua những cầu thủ ở tuổi gần xế chiều như Teddy Sheringham, Laurent Blanc, không phải để cống hiến mà để giữ cho đội hình có được sự cân bằng giữa kinh nghiệm và sức trẻ. Khi lứa cầu thủ lão tướng về hưu, lứa trẻ của M.U đã trưởng thành và sẵn sàng gánh vác trách nhiệm.
4. Giữ sự lãnh đạo và nét đặc trưng
United là thương hiệu dẫn đầu của thế giới bóng đá, đó là vì họ luôn giữ nét đặc trưng của mình là phục vụ công chúng. Bobby Charlton từng kể trong cuốn hồi ký của mình về việc ông được cử vào làm việc ở một nhà máy địa phương để hiểu rõ việc được đến xem M.U chơi bóng có ý nghĩa thế nào với các công nhân. M.U của ngày nay, dù Sir Alex có ngồi trên ghế huấn luyện nữa hay không, vẫn phải tuân theo tôn chỉ ấy.