Trước con mắt dõi theo rất chăm chú của HLV Vicente del Bosque (Tây Ban Nha) trên khán đài sân Olympic (Kiev), các tuyển thủ Pháp thi đấu tệ nhất kể từ vòng bảng, đặc biệt cặp trung vệ Rami-Mexes liên tục để mất bóng, mắc lỗi kèm người và di chuyển, hỗ trợ phòng thủ kém cho thủ thành Lloris. Đối mặt với các tiền vệ, tiền đạo cao to bên phía Thụy Điển, tuyến phòng ngự của đội bóng áo Lam đã bị xé toang nhiều lần. Và chỉ có sự xuất sắc của thủ môn đội trưởng Lloris, Gà trống Gaulois mới tránh khỏi một thất bại nặng hơn thế rất nhiều (0-2).
6. Với pha lập công vào lưới ĐT Pháp, Ibrahimovic đã có được bàn thắng thứ 6 tại các VCK EURO, chỉ có Platini (Pháp, 9 bàn) và Shearer (Anh, 7) làm tốt hơn chân sút người Thụy Điển này. 11. Thụy Điển đã chấm dứt chuỗi 11 trận không thắng trước ĐT Pháp. Lần cuối cùng đội bóng đến từ Scandinavia hạ gục Gà trống Gaulois là chiến thắng 2-0 ngày 15/10/1969 tại vòng loại World Cup 1970. 17. Benzema (Pháp) là cầu thủ sút nhiều nhất tại EURO 2012 với 17 cú sút những chưa có nổi 1 bàn thắng. 23. Chuỗi bất bại của ĐT Pháp đã phải dừng lại ở con số 23. Và kỷ lục 30 trận bất bại do HLV Aime Jacquet thiết lập cho Les Bleus từ năm 1994-1996 sẽ còn lâu mới bị xô đổ. |
Ngoài ra, cũng còn một lý do khác khiến lãnh đạo FFF tỏ ra tự tin thái quá như vậy. Ấy là sự kỵ giơ của Pháp đối với Tây Ban Nha. Trong 4 lần đụng độ nhau ở các sân chơi lớn, Les Bleus thắng 3 và chỉ hòa 1.
Tức là, cho đến tận bây giờ, Tây Ban Nha vẫn đang đi kiếm tìm một chiến thắng đầu tiên trước đội bóng áo Lam tại các VCK World Cup và EURO. Cụ thể: Pháp vượt qua Tây Ban Nha 2-0 tại chung kết EURO 1984, 2-1 ở tứ kết EURO 2000, 3-1 ở vòng 1/8 World Cup 2006 và hòa 1-1 ở vòng bảng EURO 1996. Đấy là chưa kể đến hai chiến thắng ấn tượng của Les Bleus trước TBN ở vòng loại EURO 1992 (2-1 tại Sevilla và 3-1 tại Paris).
Le Graet cũng có cái lý của riêng mình. Bởi dưới triều đại Laurent Blanc, ĐT Pháp chỉ thực sự chơi quyến rũ khi không bị đặt làm “cửa trên”. Trong những chiến thắng vang dội trước Đức, Anh, Brazil (giao hữu), Gà trống Gaulois đều bị đánh giá thấp hơn đối thủ. Điều đó khiến tâm lý thi đấu của các chàng trai áo Lam vô cùng thoải mái và luôn giấu được bài trước đối phương. Còn tại trận hòa 1-1 trước Anh và thất bại 0-2 trước Thụy Điển tại VCK EURO 2012, Gà trống Gaulois đã “mắc tóc” khi được đánh giá cao hơn.
Italia cũng có lối chơi tương đối giống Anh hiện tại: phòng ngự khu vực đặc quánh khiến những pha phối hợp nhỏ của Pháp bị phá sản, không hiệu quả. Nhưng biết đâu, trước một đối thủ mạnh hơn như Tây Ban Nha, Pháp lại chẳng lặp lại câu chuyện ấn tượng như World Cup 2006? Đó là những toan tính của FFF.
Bongdaplus.vn