Trong 12 ngày từ thời điểm đội đồng chủ nhà Ba Lan hòa 1-1 với Hy Lạp trong trận mở màn (ngày 8/6) tới lúc Anh và Thụy Điển giành chiến thắng trong các trận đấu bảng cuối cùng vào rạng sáng nay, chúng ta đã học được những gì?
Một kỳ EURO... tốt hơn
EURO 2012 ở Ba Lan/Ukraine mang đến cho chúng ta một cảm giác mới mẻ và bóng đá góp phần thúc đẩy chấm dứt tình trạng chiến tranh lạnh giữa các nước. Nơi đây có những sân vận động tốt nhất và hiện đại nhất. Khoảng cách lớn khi một số đội đi từ khách sạn ở Ba Lan cho các trận đấu tại Ukraine - khoảng 7.000 km (4.300 dăm), tiêu biểu là Hà Lan.
Trước trận Ba Lan-Nga vào ngày 13/6, các CĐV của hai đội đánh nhau dữ dội. Một số CĐV bị thương, chảy máu và có người bị thương khá nặng. Những cáo buộc về hành vi phân biệt chủng tộc liên quan đến nhóm CĐV từ Croatia, Tây Ban Nha, Nga và Ba Lan đã cho thấy bóng đá vẫn còn thu hút theo cách không hề mong muốn. Hình ảnh đám đông say rượu, đánh nhau với cảnh sát làm nhớ lại cuộc bạo loạn tại EURO trong suốt EURO 96 và tại World Cup 1998 tại Pháp.
Nhưng nỗi sợ hãi khi giải đấu EURO 2012 có thể gây nguy hiểm cho du khách, đặc biệt là ở Ukraine, bởi vì côn đồ và phân biệt chủng tộc xuất hiện cho đến nay đang được thổi phồng.
Chủ tịch UEFA, Michel Platini phát biểu: "Chúng tôi có thể làm tốt hơn, nhưng tốt hơn là sự hoàn hảo. Nó rất, rất khó khăn để có thể làm tốt hơn những gì chúng tôi đã làm trong giải đấu này."
Những ngôi sao "xẹt"
Michel Platini, với kỉ lục ghi 9 bàn thắng, bao gồm 2 hat-trick tại EURO 1984 và Diego Maradona, Zinedine Zidane tại World Cup 1986 và 1998 cho thấy ngôi sao bóng đá lớn nhất có thể tỏa sáng trên các sân khấu lớn nhất.
Tuy nhiên, cũng có những trường hợp ngoại lệ. Hai năm sau khi lọt vào chung kết World Cup, Hà Lan được coi là nỗi thất vọng lớn nhất của EURO 2012. "Vua phá lưới Premier League" - Robin Van Persie chỉ ghi 1 bàn vô nghĩa, "Vua phá lưới Bundesliga" - Klass Jan Huntelaar thậm chí còn không có bàn nào. Khi thua cả ba trận ở vòng bảng, họ chơi như thể đang tìm kiếm vinh quang cho bản thân, chứ không phải cho đất nước. Một đội tuyển không thể thành công khi có quá nhiều "cái Tôi" trong đội hình như vậy được.
Cristiano Ronaldo tỏa sáng
Cầu thủ đắt giá nhất thế giới chỉ ghi được một bàn tại World Cup 2010, trước đội tuyển CHDCND Triều Tiên yếu kém. Tại La Liga, nhiều thời điểm anh luôn bị che khuất bởi Lionel Messi của Barcelona. Sau khi không ghi bàn ở trận thua 0-1 trước Đức và trận thắng 3-2 trước Đan Mạch, CR7 khiến người ta tiếp tục đặt nghi vấn việc Ronaldo mãi mãi chỉ là "cầu thủ lớn của những trận đấu nhỏ".
Tuy nhiên, với hai bàn thắng, cộng với thái độ thi đấu nhiệt tình không biết mệt mỏi, tham gia phối hợp với các đồng đội, sẵn sàng phòng ngự khi cần trong trận thắng Hà Lan 2-1, đã đưa Bồ Đào Nha tiến vào tứ kết gặp Cộng hòa Czech. Thật tuyệt vời.
Sau khi cùng Real Madrid đoạt danh hiệu La Liga, và với việc Messi không có giải đấu quốc tế lớn để tỏa sáng với Argentina trong năm nay, Ronaldo có thể giành "Quả bóng vàng FIFA 2012" nếu anh tiếp tục giữ vững phong độ như hiện tại.
Hãy áp dụng công nghệ vào bóng đá
Tại World Cup 2010, EURO 2012 đã đưa ra một ví dụ sắc nét của lý do tại sao bóng đá cần phải được áp dụng công nghệ "mắt cú" (giống như trong tennis).
Ở Nam Phi, cú sút của Frank Lampard trong trận đấu giữa Anh-Đức rõ ràng đã vượt qua vạch vôi nhưng lại không được công nhận.
Tại Donetsk vào đêm thứ Ba, cú sút của Marko Devic (Ukraine) cũng đã đi vào khung thành trước khi bị John Terry phá ra, và lần nay đến lượt tuyển Anh được hưởng lợi.
Theo Platini, UEFA sử dụng thêm hai trọng tài nữa để phát hiện những sự cố như vậy và để tránh áp lực cho việc sử dụng các công nghệ có thể biết được một quả bóng đã vượt qua vạch vôi hay chưa. Tuy nhiên, trong trường hợp này, dù có thêm hai vị trợ lý trọng tài nữa nhưng họ vẫn bỏ lỡ những thứ mà máy tính chắc chắn có thể phát hiện ra.
Hơn cả một trận đấu
Tất cả 16 đội tại EURO 2012 đều muốn có kết quả tốt, nhưng một số đội còn cần điều đó nhiều hơn những người khác.
Đối với Italia, sẽ gặp Anh ở tứ kết đã là thành công tại EURO 2012. Đó được coi là bù đắp thiệt hại cho đội bóng của HLV Cesare Prandelli bởi họ đang phải gánh chịu vì scandal dàn xếp tỉ số mới nhất của Italia, đã có 50 vụ bắt giữ kể từ năm ngoái.
Đối với Pháp, một chiến thắng bất ngờ trước nhà ĐKVĐ Tây Ban Nha sẽ giúp họ lấy lại được sự ủng hộ của người hâm mộ kể từ sau World Cup 2010, khi các ngôi sao của họ đình công và nổi loạn, dẫn đến kết quả thi đấu nghèo nàn.
Đối với nước Anh, đội tuyển tham dự giải đấu với kỳ vọng thấp như vậy mà vượt qua Italia để đến được vòng bán kết sẽ là một thành tích nổi tiếng và khi đó người ta sẽ phải dành sự thán phục đối với HLV Roy Hodgson.
Nhưng không có quốc gia nào cần một liều thuốc phiện bóng đá nhiều như người Hy Lạp, để giúp họ quên đi đau khổ tài chính của họ trong giây lát. Tỉ số Hy Lạp 1-0 Đức sẽ là chiến thắng ngọt ngào cho người hâm mộ Hy Lạp.
Đức sẽ vô địch?
Nhưng Hy Lạp sẽ thua? Ở tứ kết, Đức rõ ràng là đội gây được nhiều ấn tượng nhất.
Việc Tây Ban Nha phụ thuộc vào Fernando Torres thực sự khá mạo hiểm. Mặc dù đã ghi hai bàn thắng vào lưới CH Ireland, nhưng Torres vẫn không thực sự đáng tin cậy vào lúc này. Với kế hoạch B, sử dụng một hàng tiền vệ mà không có tiền đạo đích thực nào cả, HLV Vicente Del Bosque dường như đang cố gắng tạo ra một nét mới trong chiến thuật của đội ĐKVĐ. Người Tây Ban Nha chuyền bóng đẹp mắt với nhau, nhưng sẽ chẳng đi đến đâu cả nếu không có người kết thúc xuất sắc.
Đức, đội duy nhất toàn thắng ở vòng bảng, hội tụ đầy đủ các yếu tố mà một nhà vô địch cần có (được đánh giá ngang bằng Tây Ban Nha, nhưng nhỉnh hơn ở hàng tiền đạo, vì họ sở hữu Mario Gomez). Có thể: Đức sẽ đăng quang vô địch EURO 2012 vào ngày 2/7/2012.
bongdaplus.vn