Hà Lan (World Cup 1986)
ĐT Hà Lan trong quãng thời gian cuối thập niên 80 nở rộ những nhân tài như Marco van Basten, Frank Rijkaard, Ruud Gullit hay Rob de Wit. Dù vậy, họ đã tạo ra cú sốc thực sự khi không thể vượt qua vòng loại World Cup 1986 sau trận thua trước Bỉ (với luật bàn thắng sân khách) ở loạt trận play-off. Có lẽ, chính cơn địa chấn này đã thức tỉnh Hà Lan, giúp họ giành chức vô địch Euro 1988.
Anh (World Cup 1974)
Thập niên 70 chứng kiến thời kỳ đen tối của ĐTQG Anh, trong đó, cú sốc lớn nhất là việc họ không thể giành quyền tham dự World Cup 1974. Trong trận đấu cuối cùng với Ba Lan, ĐT Anh buộc phải giành chiến thắng để bước tới “thiên đường”, thế nhưng, họ chỉ giành được kết quả hòa 1-1 và chia tay giấc mơ World Cup.
Liên Xô (World Cup 1978)
Khi ấy Liên Xô sở hữu thế hệ vàng của Dynamo Kiev vừa vô địch cup C2 năm 1975. Tuy nhiên, do chủ quan trong cuộc đối đầu với Hy Lạp (thua 0-1) đã khiến giấc mơ World Cup của thế lực bóng đá châu Âu tan thành mây khói.
Italia (World Cup 1958)
Tai nạn máy bay năm 1949 đã cướp đi sinh mạnh của thế hệ Il Grande Torino (thế hệ hoàng kim của CLB Torino), vốn là nòng cốt của ĐTQG Italia. Thất bại định mệnh trước Bắc Ailen trong trận đấu sinh tử đã khiến Italia (cùng Bồ Đào Nha) tuột khỏi tấm vé tới Brazil khi chỉ xếp thứ 2 bảng 8 ở vòng loại.
Bồ Đào Nha (World Cup 1998)
Thế hệ vàng của những Luis Figo, Rui Costa, Joao Pinto… đã khiến người hâm mộ phải sốc khi không thể đoạt vé tới World Cup 1998 vì chỉ đứng thứ 3 bảng 9 vòng loại (dù chỉ thua đúng 1 trận).
Anh (World Cup 1994)
Sau cú sốc không thể lọt qua vòng bảng ở Euro 1992, ĐT Anh tiếp tục khiến người hâm mộ phải thất vọng khi lại “bước hụt” ở vòng loại World Cup 1994 khi nằm chung bảng với Hà Lan, Na Uy…
Nam Tư (World Cup 1994)
Ngày hội lớn nhất hành tinh ở Mỹ cũng thiếu đi Nam Tư vô cùng mạnh mẽ với thế hệ “đi vào lòng người” gồm những cái tên như Dragan Stojkovic, Zvonimir Boban, Dejan Savicevic, Davor Suker, Darko Pancev, Sinisa Mihajlovic, Robert Prosinecki hay Srecko Katanec.Tuy nhiên, không giống như Tam Sư, ĐT Nam Tư đã bị cấm tham dự giải đấu này vì chiến tranh và cuộc chia tách ra nhiều quốc gia nhỏ như Bosnia & Herzegovina, Croatia, Slovenia, Macedonia và Nam Tư (sau đó thành Serbia & Montenegro).
Hà Lan (World Cup 2002)
ại châu Á đầy nắng, thiểu hẳn màu Da cam bất diệt của Hà Lan, khi họ không thể vượt qua nổi vòng loại. Năm ấy, dẫn dắt ĐT Hà Lan chính là HLV Van Gaal, người vừa đưa Cơn lốc màu Da cam vượt qua vòng loại World Cup 2014.
Pháp (World Cup 1994)
Dù chỉ cần 1 điểm trong 2 lượt đấu cuối cùng trên sân nhà trước Israel và Bulgaria để đi tiếp nhưng Pháp cũng không thể giành nổi và lỡ hẹn tới World Cup 1994 vô cùng đáng tiếc. Một bi kịch thực sự cho “Những chú Gà trống Gaulois”. HLV Houllier phải ra đi, hàng loạt những cái tên được kỳ vọng như Cantona, Ginola cũng nói lời chia tay ĐTQG không lâu sau đó.
Nguồn: Tổng hợp