1. Chủ tịch UEFA 1. Chủ tịch UEFA Platini tới dự khán trận Real Madrid - Espanyol theo lời mời của đội chủ nhà, rồi không ngần ngại tung hô: “Real Madrid là CLB vĩ đại nhất thế giới, là thần thoại, là một hệ tư tưởng…”. Rồi ông đi xa hơn: “Một trận chung kết giữa Barca và Real sẽ là kết cục tốt cho Champions League”.
Việc tán tụng Real Madrid và Barcelona như thể đang trở thành một nghi thức đều đặn của vị chủ tịch UEFA. Ngày 3/1 năm nay, trả lời phỏng vấn tờ L’Equipe, ông tuyên bố mô hình hoạt động của 2 gã khổng lồ Tây Ban Nha là tấm gương cho mọi CLB ở châu Âu. Chưa đầy 2 tháng sau, ông đã công khai thừa nhận mong muốn có chung kết Champions League “Siêu kinh điển”.
Những câu tương tự đã đi ra từ miệng vị chủ tịch UEFA suốt từ năm 2009. Ngay cả trong chuyện bên lề, Platini cũng có xu hướng nói đến những con người ở đây nhiều hơn. “Messi cần vô địch World Cup để trở nên vĩ đại” (9/1/2012). “Tôi yêu Mourinho và tính cách của ông ấy” (1/7/2011)…
2.Hãy bắt đầu với tuyên bố mô hình hoạt động của Real và Barca xứng đáng là hình mẫu của châu Âu. Ý Platini muốn nói là 2 CLB ấy vẫn đang hoạt động theo mô hình “dân chủ”, đội bóng thuộc quyền sở hữu của CĐV và chủ tịch được bổ nhiệm sau một cuộc bầu cử.
Việc tán tụng Real Madrid và Barcelona như thể đang trở thành một nghi thức đều đặn của vị chủ tịch UEFA. Ngày 3/1 năm nay, trả lời phỏng vấn tờ L’Equipe, ông tuyên bố mô hình hoạt động của 2 gã khổng lồ Tây Ban Nha là tấm gương cho mọi CLB ở châu Âu. Chưa đầy 2 tháng sau, ông đã công khai thừa nhận mong muốn có chung kết Champions League “Siêu kinh điển”.
Những câu tương tự đã đi ra từ miệng vị chủ tịch UEFA suốt từ năm 2009. Ngay cả trong chuyện bên lề, Platini cũng có xu hướng nói đến những con người ở đây nhiều hơn. “Messi cần vô địch World Cup để trở nên vĩ đại” (9/1/2012). “Tôi yêu Mourinho và tính cách của ông ấy” (1/7/2011)…
2.Hãy bắt đầu với tuyên bố mô hình hoạt động của Real và Barca xứng đáng là hình mẫu của châu Âu. Ý Platini muốn nói là 2 CLB ấy vẫn đang hoạt động theo mô hình “dân chủ”, đội bóng thuộc quyền sở hữu của CĐV và chủ tịch được bổ nhiệm sau một cuộc bầu cử.
Thoạt nghe, đó là một hình mẫu lý tưởng, nhất là khi đặt nó cạnh mô hình “phong kiến bóng đá”, một chủ sở hữu quyết định toàn bộ số phận CLB như ở nước Anh. Nhưng cách nó vận hành lại không thực lý tưởng lắm: những ông chủ tịch do CĐV (xin lưu ý là chỉ một nhóm vài nghìn CĐV có cổ phần) bầu lên vẫn có thể là những kẻ phá hoại, không vì lợi ích của CLB. Họ vẫn có thể là độc tài, thậm chí độc tài hơn cả các ông chủ bóng đá ở nước Anh.
Joan Laporta đã đẩy Barca chìm vào vũng lầy tài chính. Florentino Perez có thể đã xây lên Galaticos (bằng việc tiêu tốn nhiều tài sản của Real, chứ không phải của bản thân ông), và cũng đã bốc đồng đánh sập đế chế ấy bằng việc ném Vicente Del Bosque hay Makelele ra đường. Khi Del Bosque phải ra đi, khi quỹ lương của Barca lên cao đến mức “tự sát”, CĐV của Real hay Barca cũng chẳng có tiếng nói gì.
Với mô hình ấy, họ vẫn thua lỗ và nợ nần. Có ai đó nên nhắc Platini rằng ở Đức, CLB cũng thuộc sở hữu của CĐV và nợ nần là thứ tội ác bị ghê tởm ở Bundesliga - đó mới là thứ đáng học hỏi, chỉ xét riêng cái hệ quan điểm “công bằng tài chính” ông đang cố áp đặt lên châu Âu.
3.Phân tích một chút để chỉ ra rằng có quá nhiều cảm tính trong những lời tán dương của Platini. Cứ tạm dùng từ “cảm tính” thôi, chứ chưa phải là “thiên vị”! Cho dù lời thổ lộ về trận chung kết Champions League trong mơ của ông chủ tịch UEFA đã khó lọt tai đại đa số CĐV bên ngoài Tây Ban Nha.
Cũng chẳng phải chuyện gì mới. Ngay trước thềm trận chung kết Champions League 2009 giữa M.U và Barca mà ông còn đăng đàn nói được câu: “Barca phản ánh triết lý bóng đá của cá nhân tôi” (20/5/2009) thì có còn gì đáng ngạc nhiên?
Ở những trận giao hữu trên đất Mỹ, các CLB châu Âu hay mời những CĐV nổi tiếng của họ đến giao lưu. Ví dụ như người ta sẽ thấy các tài tử giai nhân Hollywood từ Charlize Theron, Ashton Kutcher cho đến Alyssa Milano mặc áo đấu của Chelsea và Inter chụp ảnh cùng CĐV trong cuộc đối đầu tại Los Angeles.
Ngẫm lại mới thấy đó là những nỗ lực lăng xê đáng tội nghiệp làm sao, khi mà người Tây Ban Nha có thể đàng hoàng mà giới thiệu một CĐV trung thành của họ: Michel Platini, đương kim chủ tịch Liên đoàn bóng đá châu Âu.
Joan Laporta đã đẩy Barca chìm vào vũng lầy tài chính. Florentino Perez có thể đã xây lên Galaticos (bằng việc tiêu tốn nhiều tài sản của Real, chứ không phải của bản thân ông), và cũng đã bốc đồng đánh sập đế chế ấy bằng việc ném Vicente Del Bosque hay Makelele ra đường. Khi Del Bosque phải ra đi, khi quỹ lương của Barca lên cao đến mức “tự sát”, CĐV của Real hay Barca cũng chẳng có tiếng nói gì.
Với mô hình ấy, họ vẫn thua lỗ và nợ nần. Có ai đó nên nhắc Platini rằng ở Đức, CLB cũng thuộc sở hữu của CĐV và nợ nần là thứ tội ác bị ghê tởm ở Bundesliga - đó mới là thứ đáng học hỏi, chỉ xét riêng cái hệ quan điểm “công bằng tài chính” ông đang cố áp đặt lên châu Âu.
3.Phân tích một chút để chỉ ra rằng có quá nhiều cảm tính trong những lời tán dương của Platini. Cứ tạm dùng từ “cảm tính” thôi, chứ chưa phải là “thiên vị”! Cho dù lời thổ lộ về trận chung kết Champions League trong mơ của ông chủ tịch UEFA đã khó lọt tai đại đa số CĐV bên ngoài Tây Ban Nha.
Cũng chẳng phải chuyện gì mới. Ngay trước thềm trận chung kết Champions League 2009 giữa M.U và Barca mà ông còn đăng đàn nói được câu: “Barca phản ánh triết lý bóng đá của cá nhân tôi” (20/5/2009) thì có còn gì đáng ngạc nhiên?
Ở những trận giao hữu trên đất Mỹ, các CLB châu Âu hay mời những CĐV nổi tiếng của họ đến giao lưu. Ví dụ như người ta sẽ thấy các tài tử giai nhân Hollywood từ Charlize Theron, Ashton Kutcher cho đến Alyssa Milano mặc áo đấu của Chelsea và Inter chụp ảnh cùng CĐV trong cuộc đối đầu tại Los Angeles.
Ngẫm lại mới thấy đó là những nỗ lực lăng xê đáng tội nghiệp làm sao, khi mà người Tây Ban Nha có thể đàng hoàng mà giới thiệu một CĐV trung thành của họ: Michel Platini, đương kim chủ tịch Liên đoàn bóng đá châu Âu.
Bongdaplus.vn