Champions League: Mật ngọt chết ruồi
Nhưng mật ngọt chết ruồi. Lợi ích quá lớn ấy khiến nhiều CLB lớn ở châu Âu mang tâm lý làm ăn phiêu lưu. dù có đổ ra bao nhiêu vốn liếng cũng có thể thu hồi.
“Nạn nhân” đầu tiên và nổi tiếng nhất cho cách làm này chính là Borussia Dortmund. Sau khi vô địch Champions League 1997, CLB này tiêu tiền không tiếc tay: họ mua về những Rosicky, Amoroso, Koller, Ewerthon,… với mức giá kỷ lục. Không thể tìm được hào quang nhanh chóng, CLB có lượng CĐV đông nhất nước Đức thua lỗ nặng nề, và nhiều lần suýt rơi vào tình trạng phá sản. Phải mãi tới 2 năm trước, họ mới gượng dậy và quay trở lại Champions League nhờ một chính sách khác, tự đào tạo cầu thủ.
Một ví dụ khác của Đức là Hamburg, CLB cũng đã chi rất nhiều tiền vì suất dự Champions League, và giờ đang lâm vào tình hình tài chính bi đát. Tottenham của Anh, CLB đã chi ra hơn 100 triệu bảng trong nửa thập kỷ qua trên TTCN, cũng đang nhận thấy sự khó khăn, và có thể sẽ đi theo vết xe đổ của Hamburg.
Tại Tây Ban Nha, Atletico Madrid, CLB đang nợ nhiều nhất châu Âu, cũng là một nạn nhân của Champions League. CLB này luôn nổi tiếng vì những hợp đồng bom tấn, nhưng chưa bao giờ tiệm cận với thành công ở đấu trường danh giá cấp châu Âu, ngay cả việc tham dự nó cũng khó khăn.
Nhưng ngay cả khi đang gánh món nợ hàng trăm triệu euro, Atletico vẫn không thể cưỡng lại sự quyến rũ chết người của Champions League: họ vẫn tiếp tục mua người, mới đây là bản hợp đồng kỷ lục 40 triệu euro với Falcao. Trong quá khứ, La Liga chính là giải đấu chứng kiến các CLB “chết” vì ánh hào quang Champions League. Đó là những Deportivo, Sociedad, Celta Vigo, những kẻ ảo tưởng sau khi dự Champions League một lần, từ đó chi tiêu bán mạng để rồi… xuống hạng ở ngay cả giải VĐQG trong nước.