
TTCN châu Âu: Nóng lạnh theo hứng người Ả Rập

Nhờ có nguồn tài chính ấy mà thị trường chuyển nhượng ở châu Âu không quá tĩnh lặng (PSG mua sắm rùm beng nhất trong mùa Hè năm nay). Với những hợp đồng tài trợ thường có thời hạn đến hàng chục năm cùng số tiền lớn đến mức miễn bàn, khối đội mạnh có được nguồn thu ổn định.
Riêng với những CLB mà quyền sở hữu rơi hẳn vào tay các ông hoàng Ả Rập thì phải nói thẳng: mua hay không mua hàng loạt ngôi sao là vấn đề của ý muốn, chứ không phải khả năng. Mới đây nhất, đội Nottingham Forest ở Anh, tưởng đã "chết hẳn" từ thuở nào, bỗng dưng "sống" lại chỉ vì có chủ sở hữu mới, ở Kuwait.

Thế rồi, chẳng hiểu vì sao ông chủ tỏ ra lạnh lùng, gần như biến mất mà không một lời giải thích. Bây giờ, cũng chẳng ai biết trước là Malaga sẽ sụp đổ vào lúc nào. Mua sắm ngôi sao đến mức làm cả xã hội nóng mặt như PSG cũng có, chấm dứt mua sắm để tìm một sự ổn định như Manchester City cũng có.
Nhưng dù là "loại" nào đi nữa, vẫn dễ tìm ra điểm chung: các đội bóng "dính" đến vùng Vịnh, dù là thuộc quyền sở hữu hay chỉ nhận tiền tài trợ, trước sau gì cũng khó thoát khỏi một sự phụ thuộc. Không dễ nói trước là lợi hay hại cho bóng đá châu Âu.
NHỮNG CLB DÍNH TỚI NGƯỜI Ả RẬP
- Pháp: PSG.
- TBN: Malaga, Getafe, Santander.
- Anh: Man City, Fulham (của Ai Cập), Nottingham Forest (hiện đang ở đẳng cấp thấp) và một số các CLB khác có nhiều chủ sở hữu dính vào.
- Servette Geneve (Thụy Sỹ), Admira Wacker (Áo) cũng thuộc Ả Rập. Đức thì có TSV 1860 Munich ở giải hạng Nhì (nhưng đây là trường hợp "lách luật", vì Đức không cho tư nhân sở hữu CLB).