Giải đấu được tổ chức theo hình thức loại trực tiếp với 17 đội tham dự. Có nhiều sự vắng mặt đáng chú ý khi các đội mạnh như Tây Đức, Ý hay Anh từ chối tham dự giải. Các đội đá hai lượt đi và về theo thể thức sân nhà-sân khách cho tới vòng bán kết. Bốn đội mạnh nhất sẽ tham dự vòng chung kết được tổ chức ở một trong bốn nước giành quyền vào bán kết.
Ở tứ kết, Tây Ban Nha từ chối đến Liên Xô và rút khỏi giải đấu, vì vậy lọt vào bán kết có ba đại diện Đông Âu: Liên Xô, Nam Tư và Tiệp Khắc, cùng đội chủ nhà Pháp. Ở bán kết, Liên Xô dễ dàng vượt qua Tiệp Khắc tại Marseille với tỉ số 3-0. Trận bán kết còn lại có tới chín bàn thắng và kết thúc với tỉ số 5-4 nghiêng về Nam Tư. Nam Tư đã hai lần bị đối phương dẫn trước với khoảng cách hai bàn, nhưng đã lật ngược tình thế thành công. Tiệp Khắc đánh bại Pháp 2-0 để giành vị trí thứ ba.
Trong trận chung kết, Nam Tư ghi bàn trước, nhưng Liên Xô, có trong đội hình thủ môn huyền thoại Lev Yashin, gỡ hòa ở phút 49. Sau 90 phút, tỷ số là 1-1 và Viktor Ponedelnik ghi bàn khi hiệp phụ thứ hai còn bảy phút nữa là kết thúc, để mang chiếc cúp vô địch châu Âu đầu tiên về cho Liên Xô.
Branko Zebec tỏa sáng trong chiến thắng 5-4 của Nam Tư trước Pháp ở bán kết
Trên đường tiến đến trận CK, Valentin Ivanov đã lập cú đúp cho Liên Xô trong chiến thắng 3-0 trước Tiệp Khắc
Thủ quân của ĐT Pháp, Robert Jonquet trong trận tranh ba tư với ĐT Tiệp Khắc
Thủ thành của ĐT Nam Tư, Blagoje Vidinić trong một pha bắt bóng ở trận CK đầu tiên trong lịch sử Euro với Liên Xô
Đội trưởng ĐT Liên Xô, Igor Netto nâng cao chiếc Cúp vô địch mang tên Henri Delaunay sau chiến thắng 2-1 trước Nam Tư ở trận CK
V.M (Tổng hợp)
Thethaovanhoa.vn