Có thể nói, ngay từ ngày tiếp quản M.U (tháng 5/2005) tới nay, anh em tỉ phú Mỹ, Glazen chưa bao giờ nhận được cảm tình từ phía người hâm mộ. Giải thích cho điều này thật đơn giản. Họ đều là những nhà đầu tư kinh doanh. Cái họ quan tâm là lợi nhuận chứ không nặng vấn đề chuyên môn và ý nghĩa truyền thống.
Hồi đầu năm nay, anh em nhà Glazer lên kế hoạch đánh một mẻ lớn về cổ phiếu của M.U trên thị trường chứng khoán New Youk trước khi nhượng quyền sở hữu. Theo đó, họ lên kế hoạch bán sân Old Trafford hiện tại và xây sân mới hoặc vận động các nhãn hàng lớn để gắn tên nhà tài trợ sau chữ “Old Trafford”, thậm chí thay tên SVĐ này.
Sân Old Trafford đã có lịch sử 104 năm
Mặc dù đây mới chỉ là ý định nhưng nó ngay lập tức gặpphải sự phản đối giữ dội của hội CĐV M.U (MUST). Tháng 4 vừa qua, căn cứ theo quy định về “giá trị tài sản cộng đồng của đạo luật địa phương”, họ đã đệ đơn lên Hội đồng Trafford đăng ký sân Old Trafford như là một “tài sản cộng đồng”.
Sau một thời gian xem xét, đến tháng 8 vừa qua, Hội đồng Trafford đã chấp thuận đơn đề nghị cảu MUST. Đương nhiên là anh em nhà Glazer không chấp nhận. Họ đáp trả bằng cách thuê hẳn một đoàn luật sư Mỹ giải quyết vấn này. Các tranh chấp giằng co nhau kéo dài và không kém phần gay gắt. Tuy vậy, cuối cùng họ cũng đành chịu thua trong cuộc chiến pháp lý.
Trao đổi về vấn đề này, ông Duncan Drasdo, giám đốc điều hành MUST cho biết: “Như vậy, MUST sẽ có quyền bảo hộ sân Old Trafford. Mọi quyết định sửa chữa, di dời hay thay tên, sang nhượng chỉ được thực hiện khi có sự đồng ý của MUST. Chúng tôi rất biết cách thích nghi với thời đại công nghiệp bóng đá, nhưng luôn tôn trọng truyền thống bảo thủ của nước Anh trong việc duy trì biểu tượng Old Trafford”.
Thụy Lâm (Báo bóng đá điện tử: ibongdavn.com)