1. “No nê” El Clasico
Chưa bao giờ trong lịch sử, Real Madrid và Barcelona lại đụng độ nhau với tần suất nhiều đến thế trong 1 năm. Đúng hơn chỉ trong vòng 7 tháng (tháng 4 đến 11), hai ông lớn của bóng đá TBN gặp nhau tới 7 lần, ở khắp các mặt trận, từ La Liga (2 trận), Champions League (2), Copa del Rey (2) đến siêu Cúp Tây Ban Nha (1).
Rất lâu rồi NHM túc cầu mới được no nê thưởng thức bóng đá đỉnh cao ở El Clasico. Dưới sự dẫn dắt của Jose Mourinho, Real đầy kiêu hùng và mạnh mẽ. Song, Pep Guardiola còn xuất sắc hơn thế với dàn sao thượng thượng cùng lối chơi Tiqui-Taca đi vào huyền thoại tại Barcelona. Sau 7 cuộc thư hùng, Barca áp đảo với 3 trận thắng, 3 hòa và chỉ 1 trận thua.
Có thể nói, Ryan Giggs là huyền thoại sống của M.U. 2011 là năm thứ 21 Giggs làm “Quỷ đỏ”. Song, năm 2011 trở thành năm tồi tệ nhất của cầu thủ chạy cánh hay nhất lịch sử đội chủ sân Old Trafford khi bị báo chí phanh phui vụ scandal sex “ghê tởm” với em dâu Natasha.
Không lâu sau khi những tình tiết vụ “vụng trộm” của Giggs với cựu hoa hậu xứ Wales, Imogen Thomas bị vạch trần, xứ sở Sương mù trải qua một cú sốc thực sự. Cầu thủ đạo mạo và tài ba trên sân cỏ ấy đã dan díu với em dâu Natasha trong suốt 8 năm (từ 2003 đến 9/4/2011). Đồi bại hơn khi Giggs từng khiến Natasha phải phá thai ít ngày trước lễ cưới với em trai Rhodri. Độ hèn mạt không dừng lại ở đó, Giggs còn “dâng” cô em dâu cho các chiến hữu ở M.U và từng gạ gẫm cả bà thông gia của bố mẹ mình. Điều này suýt khiến anh em nhà Giggs rơi vào cảnh “huynh đệ tương tàn”. Và bê bối tình ái của Giggs khiến báo chí thế giới tốn không biết bao nhiêu giấy mực.
Tại World Cup 2010, Uruguay là đội bóng Nam Mỹ chơi thành công nhất khi giành vị trí thứ Tư. Tuy nhiên, ở Copa America 2011 họ không được đánh giá bằng chủ nhà Argentina và Brazil. Nhưng, tài năng của HLV Tabarez cùng bản lĩnh và sự lì lợm của dàn cầu thủ đang ở độ chín như Diego Forlan, Lugano, Suarez, Cavani… giúp Uruguay lần lượt vượt qua các đối thủ để lên ngôi cao nhất sau 16 năm.
4. Hai đội bóng thành Manchester bị loại khỏi Champions League
M.U là đương kim Á quân Champions League, M.C là đội bóng giàu tham vọng với đội hình “siêu khủng”. Họ được giới chuyên môn đánh giá là những ƯCV nặng ký cho chức vô địch mùa giải năm nay. Song, ở một năm có quá nhiều sự kiện sốc thì điều gì cũng thể xảy ra. M.U với sự chủ quan đã không thể vượt qua vòng bảng dù nằm ở bảng đấu rất nhẹ. M.C cũng tương tự dù đã rất nỗ lực ở lần đầu tiên tham dự đấu trường này.
Nếu như Man United có niềm vui của kẻ vừa vươn lên số 1, thì Milan cũng được tận hưởng cảm giác của kẻ chiến thắng. Suốt 7 năm ngập chìm trong khủng hoảng và lận đận, Rossoneri rốt cục cũng trở lại ngai vàng bóng đá Italia sau khi phế truất Inter Milan, đội đã vô địch 5 năm liên tiếp từ 2005/06 đến 2009/10. Dưới sự dẫn dắt của HLV Allegri, Milan giành Scudetto thuyết phục với 82 điểm sau 38 vòng, hơn đội nhì bảng Inter tới 6 điểm.
6. Cesc Fabregas “đào tẩu” khỏi Arsenal
Trưởng thành từ lò đào tạo của Barcelona, nhưng Arsenal mới là nơi đưa Fabregas tới đỉnh vinh quang. Năm 2003, Fabregas gia nhập đội chủ sân Emirates khi mới 16 tuổi. Tuy nhiên, dưới sự chỉ đạo của HLV Wenger và bằng tài năng đích thực, tiền vệ này nhanh chóng vươn lên thành ngôi sao sáng không chỉ tại Arsenal và Premier League mà cả bóng đá thế giới. Sở hữu khả năng kỹ thuật tuyệt vời, nhãn quan thiên bẩm của một cầu thủ nhạc trưởng, F4 giúp Arsenal khẳng định được vai trò của một “ông lớn” tại Premier League và cúp châu Âu.
Dẫu trong một thời gian dài Fabregas cùng The Gunners giành vỏn vẹn 2 danh hiệu, song cầu thủ người Tây Ban Nha vẫn được xem là “linh hồn” của Pháo thủ và kỳ vọng sẽ là tương lai của Arsenal. Tuy nhiên, tham vọng ấy không xảy ra. Ngày 15/8/2011 trở thành dấu mốc đáng nhớ với các The Gunners khi F4 ra mắt tại Barcelona theo bản hợp đồng trị giá 29 triệu bảng, khép lại cuộc tình “dang dở” giữa Fabregas và Arsenal.
7. Samuel Eto’o hưởng 20 triệu euro/năm
Trong vô số sự kiện đáng chú ý của năm 2001, việc tiền đạo Samuel Eto’o gia nhập Anzhi Makhachkala xứng đáng có tên. Ở góc độ chuyên môn, lần đầu tiên đội ít tên tuổi của bóng Nga chiêu mộ được một trong những ngôi sao hàng đầu thế giới. Ở góc độ kinh tế, Anzhi trở thành đội bóng “tiêu hoang” nhất thế giới chứ không phải Man City hay Chelsea hoặc Real
khi trả Eto’o 20 triệu euro/năm, mức lương cao nhất thế giới đối với 1 cầu thủ. Thêm một lần người ta lại phải nói đến việc các đội bóng giàu có cố tình phá giá, đến mức lương cao tới “phi lý” của các ngôi sao bóng đá.
Sau hơn một năm tranh tài (từ tháng 9/2010 đến 15/11/2011), vòng loại EURO 2012 đã khép lại với rất nhiều kịch tính và hấp dẫn. Rốt cuộc 14 đại diện ưu tú nhất Lục địa già cũng có mặt để cùng với 2 đội đồng chủ nhà Ba Lan và Ukraine bắt đầu cho sân chơi lớn nhất cấp ĐTQG vào mùa Hè 2012. Ngày 3/12, tại Kiev (Ukraine), Lễ bốc thăm chia bảng diễn ra và lá thăm may rủi đã đẩy Đức và Hà Lan vào bảng đấu vô cùng căng thẳng với sự góp mặt của Đan Mạch và Bồ Đào Nha. EURO 2012 sẽ bắt đầu từ 8/6 đến 1/7/2012.
9. 25 năm Alex Ferguson gắn bó Man United
Ngày 6/11/2011, HLV Alex Ferguson kỷ niệm tròn 25 năm dẫn dắt Man United. Trong xu thế bóng đá mà đồng tiền lên ngôi, giá trị truyền thống bị hạ bệ, Alex Ferguson chẳng khác nào một hiện tượng kỳ dị. Có lẽ trong tương lai, người ta khó tìm được Sir Alex thứ 2. Với chiến lược gia người Scotland, ông hoàn toàn có thể tự hào với những gì đã và đang làm được cùng Quỷ đỏ. Giành cả thảy 33 danh hiệu, trong đó có 12 chức vô địch Premier League, Alex Ferguson giúp M.U vượt qua Liverpool trở thành đội bóng giàu thành tích nhất xứ sở Sương mù với 19 chức vô địch.
Cái chết của huyền thoại bóng đá xứ Wales, Gary Speed đã khép lại một năm quá nhiều cú sốc của bóng đá thế giới. Ngày 27/11, NHM túc cầu boàng hoàng khi báo chí loan tin, HLV ĐT Xứ Wales treo cổ tại nhà riêng. Người ta sốc ở chỗ, cựu tiền đạo của Newcastle, Bolton, Everton… là một người đáng kính, luôn sinh hoạt mẫu mực và yêu gia đình. Hiện cơ quan điều tra đang tìm hiểu nguyên nhân tại sao Speed lại quyên sinh.
bongdaplus.vn