Nhìn lại vòng bảng của U23 Việt Nam: Luyện quân giữa sa trường
* BXH huy chương của đoàn Thể thao Việt Nam tại SEA Games 28
* Lịch thi đấu bóng đá và các môn khác ở SEA Games 28
* SEA Games ngày 11/6: Ngày vàng của Rowing và điền kinh
Nhật ký SEA Games 11/6: Ánh Viên phá kỷ lục HCV cá nhân tại SEA Games
KHÔNG NGẠI CHƠI BẰNG SỞ ĐOẢN
Trong các trận đấu ở vòng bảng, có không ít thời điểm U23 Việt Nam sử dụng các sơ đồ chiến thuật cũng như cách vận hành lối chơi rất lạ lẫm thay vì trung thành với sơ đồ 4-4-2 và lối chơi dựa trên những đường bóng ngắn, nhỏ sở trường. Điều này dễ được nhận ra hơn cả trong các cuộc đọ sức với những đối thủ dưới cơ như Lào, Đông Timor, Brunei.
Cách mà U23 Việt Nam lựa chọn để “giải quyết” hệ thống phòng ngự dày đặc của các đối thủ này chủ yếu là những bài tấn công biên, hay những đường bóng dài vượt tuyến vốn rất hiếm khi được áp dụng dưới thời HLV Miura.
Thậm chí, lối đá này còn được coi là sở đoản của U23 Việt Nam – với lực lượng chủ yếu là những cá nhân quen chơi bóng ngắn, không mạnh trong các tình huống không chiến.
Dĩ nhiên là HLV Miura hiểu rõ điều này. Nhưng thay vì tìm cách giấu kín những khiếm khuyết để hy vọng che mắt được các đối thủ, chiến thuật gia người Nhật Bản lại chọn cách để U23 Việt Nam tự phơi bày nhược điểm rồi dùng những trận đấu có “độ khó thấp” làm thao trường để các học trò khắc phục điểm yếu theo kiểu “sút bằng chân không thuận”.
Huy Toàn – “con bài tẩy” bên cánh trái của HLV Miura
SẴN SÀNG NHỮNG “VŨ KHÍ BÍ MẬT”
Không chỉ rèn luyện thêm những miếng đánh, U23 Việt Nam còn đưa ra rất nhiều những phương án lắp ghép đội hình, thử nghiệm các cá nhân vào những vị trí trái sở trường. Điều này không chỉ là để tìm kiếm những “phát hiện mới” cho U23 Việt Nam, tạo điều kiện để các trụ cột được nghỉ ngơi, mà còn khiến các đối thủ gặp khó khăn trong việc đoán biết cách bố trí nhân sự của HLV Miura.
Một trong những ví dụ là việc không ít người cho rằng U23 Việt Nam không có gương mặt nào đủ sức cáng đáng nhiệm vụ tấn công ở hành lang trái do trong liên tiếp 3 trận đấu cuối ở vòng bảng gặp Lào, Đông Timor và Thái Lan, đội bóng của HLV Miura chỉ tấn công bên cánh phải, còn cánh trái gần như để ngỏ. Nhưng đừng quên rằng HLV Miura đã âm thầm để “trò cưng” Võ Huy Toàn – một tiền vệ trái rất lợi hại trên ghế dự bị trong phần lớn hành trình vòng bảng (chỉ ra sân 180 phút). Người thường sắm vai “trợ thủ” cho Huy Toàn là hậu vệ trái Minh Tùng thậm chí mới thi đấu có 84 phút. Với năng lực đã được kiểm chứng của mình, bộ đôi này chắc chắn sẽ “hủy diệt” những đối thủ lỡ mắc phải “hư chiêu” của HLV Miura.
Cũng cần phải biết rằng, ngoài Minh Tùng – Huy Toàn là “vũ khí bí mật”, ông Miura còn rất nhiều những gương mặt sẵn sàng sắm vai trò tương tự khi U23 Việt Nam thực sự bước vào “chiến trường” khốc liệt khi vòng bảng khép lại.
Đức Huy - Cầu thủ “bị” thử nghiệm nhiều nhất
Ở vòng bảng, Đức Huy được thử nghiệm ở nhiều vị trí nhất. Cụ thể, trong 360 phút thi đấu, ông Miura đã xếp anh đá từ tiền vệ trung tâm đến tiền vệ cánh trái, tiền vệ cánh phải, rồi hậu vệ cánh trái lẫn hậu vệ cánh phải.
Đức Huy được đánh giá là có nền tảng thể lực rất tốt nên HLV Miura muốn xây dựng anh trở thành một cầu thủ đa năng, giúp tăng tính linh hoạt cho lối chơi tập thể.
HUY CHƯƠNG | Vàng | Bạc | Đồng | Tổng | |
---|---|---|---|---|---|
Singapore | 66 | 58 | 69 | 193 | |
Việt Nam | 57 | 31 | 50 | 138 | |
Thái Lan | 55 | 62 | 49 | 166 | |
Malaysia | 32 | 33 | 43 | 108 | |
Indonesia | 29 | 34 | 46 | 109 | |
Philipines | 22 | 27 | 41 | 90 | |
Myanmar | 11 | 21 | 25 | 57 | |
Campuchia | 1 | 4 | 5 | 10 | |
Lào | 0 | 3 | 13 | 16 | |
Brunei | 0 | 0 | 5 | 5 | |
Đông Timor | 0 | 0 | 1 | 1 |