Thực chất thì LĐBĐ châu Á (AFC) vừa qua đã có những thay đổi, đây là lần thứ ba AFC tổ chức giải U-22 châu Á (qua vòng loại).
Tuy nhiên ở vòng loại vào tháng tới đây có những nét đặc biệt, bởi vừa vòng loại châu Á, cũng là vòng loại Olympic Rio de Janeiro (2016), chính vì thế giải châu Á năm nay được gọi tên là U-22 để sang năm 2016, tức thời điểm diễn ra Olympic tại Brazil các đội đủ tuổi để trở thành đội Olympic (U-23 +3 cầu thẻ trên 23 tuổi).
Tiền đạo Hồ Tuấn Tài (SL Nghệ An) có trong danh sách tập trung - Ảnh: Tấn Phước
Riêng với các nước Đông Nam Á thì hẳn là mục tiêu hàng đầu là ở sân chơi SEA Games 28 (chỉ những cầu thủ dưới 23 tuổi) chứ rất khó có cửa chen chân vào được Olympic.
Theo như lịch của AFC thì vòng loại U-22 châu Á được chia làm 10 bảng. Mỗi bảng sau khi hoàn thành thi đấu thì AFC chọn 10 đội nhất của 10 bảng, cùng với năm đội nhì của 10 bảng trên có thành tích tốt nhất tập trung tại Qatar cùng với chủ nhà (không thi đấu vòng loại) để trở thành 16 đội dự vòng chung kết U-22 châu Á.
Kết quả của vòng chung kết U-22 châu Á này lấy nhóm ba đội, tức đội đoạt ngôi vô địch, á quân và hạng ba được lấy suất dự Olympic Rio tại Brazil 2016. Như vậy châu Á chỉ có ba suất thì tất nhiên cánh cửa đi Olympic của các nước Đông Nam Á vô cùng khó khăn nếu không muốn nói là hầu như không thể, kể cả Olympic Thái Lan rất mạnh.
Như vậy dù HLV Miura nêu mục tiêu lấy một hoặc hai ngôi đầu của bảng I có U-22 Việt Nam (còn có Nhật, chủ nhà vòng loại Malaysia và Ma Cau) nhưng rất khó.
Bảng I này ngôi đầu bảng khó thoát khỏi Nhật, do đó chúng ta tranh cùng chủ nhà Malaysia để tiếm được ngôi nhì và tiếp tục chờ hy vọng một trong năm đội nhì có thành tích tốt nhất của 10 bảng để lấy suất sự vòng chung kết U-22 châu Á tại Qatar mà thôi. Còn nếu một khi đã có mặt tại vòng chung kết U-22 châu Á để mong vào tốp 3, tức lấy suất sự Olympic thì khó.
Tuy nhiên hầu hết các nước Đông Nam Á rất coi trọng giải đấu này và chuẩn bị rất chu đáo để coi như cơ hội cọ xác cho SEA Games 28 mà môn bóng đá sẽ khai mạc vào ngày 29-5.