Mổ xẻ ưu điểm và hạn chế của "cầu thủ nhập tịch" và "kiều dân" ở ĐTQG
Xem thêm
Top những cầu thủ nhập tịch thành công nhất
Nhập tịch cầu thủ có phải là một hướng đi đúng?
Cầu thủ nhập tịch cần gì để được khoác áo ĐTQG?
Thực ra, đây không phải là câu chuyện mới và những mô hình "cầu thủ nhập tịch" và các cầu thủ "kiều dân" không phải khó hiểu. Tuy nhiên, ở mỗi ĐTQG, hình thức này lại khác nhau, thậm chí còn có những quan điểm rất trái ngược về cách sử dụng những nguồn lực như thế này.
"Cầu thủ nhập tịch" là một cách nói nhằm đề cập đến những ngôi sao không có quốc tịch, gốc gác hay bất cứ sợi dây liên hệ nào với quốc gia mà mình muốn khoác áo. Theo quy định của FIFA, những cầu thủ này chỉ cần đáp ứng tiêu chí sinh sống và làm việc tại đây trong 5 năm và xin được nhập quốc tịch là đủ điều kiện để khoác lên mình chiếc áo ĐTQG đó. Cái tên mới nhất ở trường hợp này là tiền đạo Diego Costa, cầu thủ gốc Brazil có quốc tịch Tây Ban Nha, được gọi lên tuyển Tây Ban Nha.
Ngoài Diego Costa, còn có khá nhiều ngôi sao khác như Marcos Senna (sinh tại Brazil, khoác áo ĐT Tây Ban Nha), Deco, Pepe (sinh tại Brazil, khoác áo ĐT Bồ Đào Nha), Mauro Camoraneri (sinh tại Argentina, khoác áo ĐT Italia), Marcel Desailly (sinh tại Ghana, khoác áo ĐT Pháp), Patrick Vieira (sinh tại Senegal, khoác áo ĐT Pháp).
ĐT Pháp thành công với việc "nhập khẩu" Desailly và Vieira tại World Cup 1998
Còn về khái niệm "kiều dân" ở đây được hiểu nôm na là "con lai" hay những người con xa xứ khắp nơi trên thế giới được triệu tập về ĐTQG có quốc tịch của mình. Những người này có thể mang quốc tịch của quốc gia khác nhưng về cơ bản có gốc gác và nguồn gốc ở quốc gia được triệu tập lên tuyển. Trường hợp mới nhất là việc HLV ĐT Mỹ, Juergen Klinsmann triệu tập một lúc 4 cầu thủ mang quốc tịch Đức nhưng có nguồn gốc là xuất thân là người Mỹ và 1 người Đức nhập quốc tịch Mỹ, hay ở Việt Nam có Mạc Hồng Quân (quốc tịch Việt Nam, CH Czech, khoác áo ĐT Việt Nam).
Ngoài ra, còn có rất nhiều những cầu thủ "con lai" như Lukas Podolski (quốc tịch Ba Lan và Đức, khoác áo ĐT Đức), Mesut Oezil (quốc tịch Đức, Thổ Nhĩ Kỳ, khoác áo ĐT Đức), Kevin Prince Boateng (quốc tịch Đức và Ghana, khoác áo ĐT Ghana) và mới nhất là Adnan Januzaj (có cơ hội thi đấu cho 5 ĐTQG khác sau, nhưng mới đây đã chọn khoác áo ĐT Bỉ).
Ngoài việc sử dụng những cầu thủ tốt nhất ở trong nước, việc sử dụng "Cầu thủ nhập tịch" và "kiều dân" là điều phổ biến ở hầu hết các ĐTQG trên thế giới, không kể quốc gia đó có nền bóng đá mạnh hay yếu. Song, đến nay vẫn còn tồn tại những quan điểm trái ngược trong mỗi quốc gia về việc có hay không nên sử dụng hai yếu tố mang tính "ngoại quốc" như trên. Thậm chí, có quốc gia nhất quyết từ chối hoặc gạt bỏ hẳn ý tưởng sử dụng "Cầu thủ nhập tịch" và "kiều dân" trong thành phần ĐTQG. Tất nhiên, cả hai quan điểm sử dụng và không sử dụng đều có những cách lý giải hợp lý và cả hai đều có những mặt tích cực và tiêu cực ở nhiều góc độ.
Về mặt tích cực, rõ ràng việc có được những cầu thủ nhập tịch giỏi trong đội hình sẽ giúp ĐTQG nâng cao chất lượng chuyên môn, cũng như khả năng cạnh tranh ở những đấu trường quốc tế. Cách đây gần 2 thập kỷ, ĐT Pháp vô địch World Cup 1998 có sự đóng góp của một thế hệ cầu thủ là những ngôi sao nhập tịch như Marcel Desailly (Ghana), Patrick Vieira (Senegal), Zinedine Zindane (Algeria), Lilian Thuram (quần đảo Guadeloupe)... Tây Ban Nha lên ngôi địch tại Euro 2008 có phần công sức không nhỏ của Marcos Senna. Trong khi đó, ĐT Đức kể từ sau thảm bại tại Euro 2000 đã có những thay đổi mạnh mẽ khi trao cơ hội cho những "cầu thủ nhập tịch" hay "kiều dân" như Miroslav Klose, Lukas Podolski (Ba Lan), Mario Gomez (Brazil), Mesut Oezil, Sami Khedira, Ilkay Guendogan (Thổ Nhĩ Kỳ).
Gomez - Oezil - Khedira - Oezil mang lại nét tươi mới cho ĐT Đức
Không chỉ những nền bóng đá lớn, ngay cả ở vùng trũng của bóng đá như Đông Nam Á cũng đã sử dụng mạnh mẽ những cầu thủ nhập tịch để cải thiện sức mạnh ĐTQG. ĐT Philippines gần đây lột xác mạnh mẽ nhờ vào việc "nhập khẩu" những cầu thủ chất lượng hay như trao cơ hội cho những người con xa xứ đang khẳng định tại trời Âu. Từ một quốc gia có nền bóng đá bị đánh giá là yếu nhất nhì khu vực, Philippines trở thành thế lực thách thức những đối thủ mạnh nhữ Thái Lan, Singapore hay Việt Nam vài năm trở lại đây.
Song song với những mặt tích cực, cũng có không ít những hệ lụy từ trào lưu này. Mà vấn đề nổi cộm nhất chính việc những cầu thủ trẻ trong nước không có nhiều cơ hội được khẳng định tài năng của mình. Tại Đức, Stefan Kiessling, một cầu thủ chính gốc Đức đã không thể cạnh tranh được với Klose hay Gomez trên ĐTQG. Trong khi đó, Mesut Oezil, Sami Khedira cũng đang chiếm mất vị trí của những Julian Draxler, Andre Schuerrle, Sven Bender hay Leon Goretzka...
Còn một yếu tố không hề nhỏ chính là tinh thần tự tôn dân tộc, yếu tố màu cờ sắc áo là điều mà không ít cầu thủ nhập tịch hay một phần nhỏ những "kiều dân" sẽ không hiểu được hết ý nghĩa. Đó là lý do, không ít tuyển thủ quốc gia khi chào cờ không hát quốc ca, hay không thể "chiến đấu" một cách hết mình bất chấp họ là những cầu thủ chuyên nghiệp vào sân một cách chuyên nghiệp.