Quy luật bóng đá: Serie A đang trở lại thời đỉnh cao
Nhận xét này hoàn toàn không dựa trên cảm tính, mà được đúc rút từ lịch sử bóng đá. Có thể tạm gọi nó là Quy luật của Bóng đá. Quy luật ấy thể hiện như sau: Suy tàn kéo theo cảnh Túng quẫn, Túng quẫn dẫn tới buộc phải đầu tư vào hệ thống đào tạo, phát triển các tài năng trẻ. Tài năng trẻ lại “đẻ” ra Tiền, và có Tiền thì sẽ có Thành công.
Chúng ta hãy cùng phân tích tương lai của nền bóng đá Italia dựa theo quy luật.
Suy tàn kéo theo Túng quẫn
Năm 2006, ĐTQG Italia đã vô địch World Cup, mặc cho scandal Calciopoli gây ảnh hưởng nặng nề tới hệ thống bóng đá nước nhà. Đội tuyển Italia khi đó đã tuyên bố với cả thế giới về sức mạnh cũng như sự gắn kết của họ, và đó vẫn mãi là một ví dụ điển hình cho sự thành công của nền bóng đá châu Âu.
Vụ Calciopoli khép lại một chu kỳ thành công của Serie A
Không may thay, điều gì xảy ra tiếp đó ai cũng biết. Tại Serie A, Calciopoli khiến cho Juventus phải xuống hạng. Sân Delle Alpi đã lần lượt phải chia tay với Fabio Cannavaro (tới Real Madrid) và Lilian Thuram (tới Barcelona). Hai hậu vệ xuất sắc nhất Serie A khi ấy đã chuyển tới TBN, mở đầu cho một trào lưu “di cư” của hàng loạt tên tuổi lớn. Đó chính là điểm khởi đầu cho chặng đường sa sút của Serie A.
Kỳ World Cup sau đó vào năm 2010 thực sự là một thảm họa, khi ĐT Italia dồn toàn bộ kỳ vọng lên vai một lứa cầu thủ đã “quá lứa lỡ thì”. Mặc dù vậy, người ta vẫn thấy le lói chút ánh sáng cho Serie A, với thành công đầy bất ngờ của Inter tại Champions League. Nhưng rốt cuộc, chiến thắng nhỏ nhoi của cá nhân thầy trò Mourinho cũng chẳng cứu vãn nổi đà xuống dốc của nền bóng đá Italia. Năm đó, Bundesliga chính thức vượt qua Serie A để sở hữu 4 suất dự Champions League.
Kể từ thời điểm này, Serie A đã không thể cạnh tranh nổi về tiềm lực tài chính với các giải đấu hàng đầu châu Âu khác. Nguyên nhân cũng một phần bắt nguồn từ nền kinh tế suy thoái của đất nước này. Nhưng chủ yếu là do những màn thể hiện kém cỏi của các CLB Serie A tại đấu trường châu lục.
Kỳ World Cup sau đó vào năm 2010 thực sự là một thảm họa, khi ĐT Italia dồn toàn bộ kỳ vọng lên vai một lứa cầu thủ đã “quá lứa lỡ thì”. Mặc dù vậy, người ta vẫn thấy le lói chút ánh sáng cho Serie A, với thành công đầy bất ngờ của Inter tại Champions League. Nhưng rốt cuộc, chiến thắng nhỏ nhoi của cá nhân thầy trò Mourinho cũng chẳng cứu vãn nổi đà xuống dốc của nền bóng đá Italia. Năm đó, Bundesliga chính thức vượt qua Serie A để sở hữu 4 suất dự Champions League.
Kể từ thời điểm này, Serie A đã không thể cạnh tranh nổi về tiềm lực tài chính với các giải đấu hàng đầu châu Âu khác. Nguyên nhân cũng một phần bắt nguồn từ nền kinh tế suy thoái của đất nước này. Nhưng chủ yếu là do những màn thể hiện kém cỏi của các CLB Serie A tại đấu trường châu lục.
Italia thất bại bạc nhược tại VCK World Cup 2010
Kết quả là các cầu thủ xuất sắc của bóng đá thế giới nghiễm nhiên “ngó lơ” Italia. Đối với họ gia nhập Premier League hay La Liga mới là lựa chọn tốt cho sự nghiệp. Hiện tại, ngay cả Bundesliga cũng đã nổi lên như một bến đỗ mới đầy hấp dẫn, nơi sở hữu 4 suất dự Champions League giống như Serie A 2 năm trước.
Túng quẫn - Đầu tư phát triển tài năng trẻ
Không thu hút được các ngôi sao quốc tế đã đành, Italia còn liên tục để mất những tài năng bản địa. Không còn cách nào khác, họ buộc phải dồn toàn lực vào hệ thống bóng đá trẻ. Ngày càng nhiều cầu thủ “tuổi teen” giành được chỗ đứng trong đội hình các CLB Serie A.
Hãy nhìn vào thành phần Italia U21, những người đã giành ngôi vị á quân châu Âu lứa U21 vừa qua, để thấy được rằng bóng đá trẻ Italia đang phát triển như thế nào. Điều này thậm chí còn thể hiện ở đội hình đội tuyển quốc gia Italia, khi ở VCK Euro 2012, HLV Cesare Prandelli đã “trình làng” một lứa những tài năng trẻ xuất chúng. Trong số đó, nổi bật là bộ đôi cầu thủ của AC Milan, Stephan El Shaarawy và Mario Balotelli.
Túng quẫn - Đầu tư phát triển tài năng trẻ
Không thu hút được các ngôi sao quốc tế đã đành, Italia còn liên tục để mất những tài năng bản địa. Không còn cách nào khác, họ buộc phải dồn toàn lực vào hệ thống bóng đá trẻ. Ngày càng nhiều cầu thủ “tuổi teen” giành được chỗ đứng trong đội hình các CLB Serie A.
Hãy nhìn vào thành phần Italia U21, những người đã giành ngôi vị á quân châu Âu lứa U21 vừa qua, để thấy được rằng bóng đá trẻ Italia đang phát triển như thế nào. Điều này thậm chí còn thể hiện ở đội hình đội tuyển quốc gia Italia, khi ở VCK Euro 2012, HLV Cesare Prandelli đã “trình làng” một lứa những tài năng trẻ xuất chúng. Trong số đó, nổi bật là bộ đôi cầu thủ của AC Milan, Stephan El Shaarawy và Mario Balotelli.
Italia đang đầu tư đúng hướng với ngôi á quân U21 châu Âu
Qua cả 2 giải đấu Euro cho lứa trẻ và cho ĐTQG, người Ý đều bị các ĐT Tây Ban Nha hạ gục. Bóng đá xứ đấu bò vẫn đang ở đỉnh cao với những tài năng mọc lên như nấm. Họ đã chứng tỏ rằng việc đầu tư vào bóng đá trẻ là con đường đúng đắn dẫn tới thành công. Đó chính là tấm gương sáng đáng để những nhà làm bóng đá Ý noi theo.
Các CLB Italia lúc này có xu hướng đầu tư vào những thương vụ mua các cầu thủ trẻ có tiềm năng với giá rẻ, hơn là “đập két” đưa về những ngôi sao lớn như trước đây. Một vài ví dụ điển hình là thương vụ Roma mua Marquinhos từ Corinthians vào năm 2012, Fiorentina mua Jovetic năm 2008 từ Partizan và Palermo chiêu mộ Edinson Cavani từ CLB Danubio năm 2007.
Tài năng trẻ “đẻ” ra tiền
Hãy so sánh thời kỳ “đen tối” khi Serie A buộc phải chia tay những ngôi sao lớn và cái cách họ bán những tài năng trẻ trong khoảng 2 năm trở lại đây. Rõ ràng, những tài năng giàu triển vọng được đào tạo trong môi trường bóng đá Italia luôn mang lại nguồn lợi khổng lồ cho các CLB trong nước, thậm chí còn hơn cả những siêu sao trong quá khứ.
Các CLB Italia lúc này có xu hướng đầu tư vào những thương vụ mua các cầu thủ trẻ có tiềm năng với giá rẻ, hơn là “đập két” đưa về những ngôi sao lớn như trước đây. Một vài ví dụ điển hình là thương vụ Roma mua Marquinhos từ Corinthians vào năm 2012, Fiorentina mua Jovetic năm 2008 từ Partizan và Palermo chiêu mộ Edinson Cavani từ CLB Danubio năm 2007.
Tài năng trẻ “đẻ” ra tiền
Hãy so sánh thời kỳ “đen tối” khi Serie A buộc phải chia tay những ngôi sao lớn và cái cách họ bán những tài năng trẻ trong khoảng 2 năm trở lại đây. Rõ ràng, những tài năng giàu triển vọng được đào tạo trong môi trường bóng đá Italia luôn mang lại nguồn lợi khổng lồ cho các CLB trong nước, thậm chí còn hơn cả những siêu sao trong quá khứ.
Pastore ra đi để lại một khoản ngân sách khổng lồ cho Palermo tái đầu tư
Có thể đưa ra ví dụ trường hợp Javier Pastore, tiền vệ được PSG đưa về khi mới 22 tuổi từ CLB Palermo với giá trị lên tới 42 triệu euro (2011). Hay Mario Balotelli được Man City chiêu mộ năm 2010 lúc mới 19 tuổi, với cái giá 28 triệu euro. Kỳ chuyển nhượng năm nay, thêm cái tên Marquinhos gia nhập PSG từ Roma với cái giá khổng lồ cho một hậu vệ: 35 triệu euro.
CLB Serie B Pescara cũng đã thu về một khoản tiền khổng lồ cho Marco Verratti vào năm 2012, khi anh mới 19 tuổi.
Bên cạnh đó, việc “xuất khẩu” các ngôi sao lớn như Edinson Cavani (vừa chuyển sang PSG với giá 63 triệu euro) hay Thiago Silva (cũng tới PSG với giá 42 triệu euro hồi năm ngoái) mang lại nguồn lợi khổng lồ cho Serie A trong thời điểm họ đang cần những khoản đầu tư để nhanh chóng trở lại đỉnh cao.
Có tiền đồng nghĩa với thành công - Đó đơn giản là quy luật của Bóng đá.
Kiếm được tiền nhờ “bán máu”, vậy Serie A sử dụng số tiền đó ra sao? Họ tái đầu tư, vào cả hệ thống đào tạo trẻ và cả trên thị trường chuyển nhượng. Có tiền, những ngôi sao lớn lại được liên hệ chuyển tới Italia, và hãy nhìn vào kỳ chuyển nhượng hè năm nay để thấy rõ điều đó.
CLB Serie B Pescara cũng đã thu về một khoản tiền khổng lồ cho Marco Verratti vào năm 2012, khi anh mới 19 tuổi.
Bên cạnh đó, việc “xuất khẩu” các ngôi sao lớn như Edinson Cavani (vừa chuyển sang PSG với giá 63 triệu euro) hay Thiago Silva (cũng tới PSG với giá 42 triệu euro hồi năm ngoái) mang lại nguồn lợi khổng lồ cho Serie A trong thời điểm họ đang cần những khoản đầu tư để nhanh chóng trở lại đỉnh cao.
Có tiền đồng nghĩa với thành công - Đó đơn giản là quy luật của Bóng đá.
Kiếm được tiền nhờ “bán máu”, vậy Serie A sử dụng số tiền đó ra sao? Họ tái đầu tư, vào cả hệ thống đào tạo trẻ và cả trên thị trường chuyển nhượng. Có tiền, những ngôi sao lớn lại được liên hệ chuyển tới Italia, và hãy nhìn vào kỳ chuyển nhượng hè năm nay để thấy rõ điều đó.
Thương vụ Tevez cho thấy các ngôi sao lớn đã không còn "kỳ thị" Serie A
Chẳng sớm thì muộn, các CLB Italia sẽ mua nhiều hơn bán, và đó là lúc họ trở lại với đỉnh cao. Xu hướng này đang bắt đầu, dù chưa thực sự rõ rệt.
Juventus chiêu mộ thành công Carlos Tevez và Fernando Llorente trước sự nhòm ngó của nhiều “đại gia” châu Âu; Fiorentina đã sở hữu nhà vô địch Champions League Mario Gomez; Napoli “cướp” Gonzalo Higuain trước mũi Arsenal; Roma đánh bại Man Utd và Chelsea trong thương vụ Kevin Strootman từ PSV.
Tất nhiên những cái tên kể trên chưa thể ở cùng đẳng cấp với các siêu sao như Kaka hay Ibrahimovic, những người đã “chạy trốn” khỏi Serie A. Nhưng như đã nói, đây mới chỉ là điểm khởi đầu cho một chu kỳ mới đã manh nha xuất hiện tại Serie A.
Juventus chiêu mộ thành công Carlos Tevez và Fernando Llorente trước sự nhòm ngó của nhiều “đại gia” châu Âu; Fiorentina đã sở hữu nhà vô địch Champions League Mario Gomez; Napoli “cướp” Gonzalo Higuain trước mũi Arsenal; Roma đánh bại Man Utd và Chelsea trong thương vụ Kevin Strootman từ PSV.
Tất nhiên những cái tên kể trên chưa thể ở cùng đẳng cấp với các siêu sao như Kaka hay Ibrahimovic, những người đã “chạy trốn” khỏi Serie A. Nhưng như đã nói, đây mới chỉ là điểm khởi đầu cho một chu kỳ mới đã manh nha xuất hiện tại Serie A.
Bóng đá Italia đang trên đà trở lại đỉnh vinh quang
Điều quan trọng hơn là, nhiều tiền hơn sẽ mở ra cơ hội thuyết phục các tài năng trẻ và các ngôi sao lớn gắn bó với Italia. Đó chính là điểm cốt yếu đưa Serie A trở lại đỉnh cao: những ngôi sao lớn sẽ thu hút các siêu sao khác tới đất nước hình chiếc ủng.
Song song với đó, việc tiếp tục đầu tư mạnh vào hệ thống đào tạo trẻ sẽ giúp Italia sở hữu một thế hệ tài năng mới, hứa hẹn một tương lai rực rỡ cho Azzurri.
Và mặc dù những điều ấy sẽ không diễn ra trong một sớm một chiều, nhưng với những dấu hiệu tích cực đang ngày càng rõ nét, Serie A nói riêng và bóng đá Italia nói chung sẽ sớm trở lại với vinh quang từng có.
Song song với đó, việc tiếp tục đầu tư mạnh vào hệ thống đào tạo trẻ sẽ giúp Italia sở hữu một thế hệ tài năng mới, hứa hẹn một tương lai rực rỡ cho Azzurri.
Và mặc dù những điều ấy sẽ không diễn ra trong một sớm một chiều, nhưng với những dấu hiệu tích cực đang ngày càng rõ nét, Serie A nói riêng và bóng đá Italia nói chung sẽ sớm trở lại với vinh quang từng có.