1. Việc Silvio Berlusconi đến dự khán trận sân khách đầu tiên của Milan sau 18 năm (thắng Parma 2-0) có lẽ là sự kiện được nhắc đến nhiều nhất khi nói về Rossoneri vài ngày nay. Nhưng có một điều mà ít người để ý: hai chuyến “vi hành” cách nhau 18 năm ấy nằm sát hai đầu của sự nghiệp chính trị đồ sộ mà Berlusconi đã tạo ra.
Nhà tỷ phú đến dự khán trận thắng Lazio tại sân Olimpico vào ngày 20/2/1994. Ngày 10/5/1994, tức 3 tháng sau, ông đắc cử chức thủ tướng Italia lần đầu tiên. Sau đó là 18 năm, 3 nhiệm kỳ Thủ tướng với bao nhiêu sóng gió và áp lực. Ông rời cương vị lần thứ ba vào ngày 16/11/2011. Chỉ 4 tháng sau, lại thấy Berlusconi đi cùng đội đến sân khách.
Chuyện rất logic: rảnh rỗi thì người ta đi xem bóng đá. Từ ngày 10/5/1994 đến ngày 16/11/2011 là 6.393 ngày mà nhà tài phiệt bị cuốn vào một cuộc đấu cao cấp hơn bóng đá rất nhiều: chính trường. Bây giờ, sau nhiệm kỳ mà hầu hết những nhà phân tích nhận định là lần cuối Berlusconi ngồi ghế thủ tướng, Milan mới được dành thêm chút thời gian.
2. Silvio Berlusconi chưa bao giờ bỏ bễ Milan. Nhưng cách chăm sóc CLB của một chính trị gia bận rộn cũng khác cách của những ông chủ doanh nhân đơn thuần.
Nhà tỷ phú đến dự khán trận thắng Lazio tại sân Olimpico vào ngày 20/2/1994. Ngày 10/5/1994, tức 3 tháng sau, ông đắc cử chức thủ tướng Italia lần đầu tiên. Sau đó là 18 năm, 3 nhiệm kỳ Thủ tướng với bao nhiêu sóng gió và áp lực. Ông rời cương vị lần thứ ba vào ngày 16/11/2011. Chỉ 4 tháng sau, lại thấy Berlusconi đi cùng đội đến sân khách.
Chuyện rất logic: rảnh rỗi thì người ta đi xem bóng đá. Từ ngày 10/5/1994 đến ngày 16/11/2011 là 6.393 ngày mà nhà tài phiệt bị cuốn vào một cuộc đấu cao cấp hơn bóng đá rất nhiều: chính trường. Bây giờ, sau nhiệm kỳ mà hầu hết những nhà phân tích nhận định là lần cuối Berlusconi ngồi ghế thủ tướng, Milan mới được dành thêm chút thời gian.
2. Silvio Berlusconi chưa bao giờ bỏ bễ Milan. Nhưng cách chăm sóc CLB của một chính trị gia bận rộn cũng khác cách của những ông chủ doanh nhân đơn thuần.
Milan hiếm khi hướng đến sự phát triển lâu dài, ít nhất qua cách tuyển quân của Berlusconi. Không mấy khi thấy những cuộc đầu tư kiên nhẫn vào lứa trẻ, mà liên tục là những ngôi sao đang ở độ chín (thậm chí là chín nhừ) được mua về, bất chấp những thiệt hại về kinh tế, để hướng tới một thành công nhanh chóng. Berlusconi có tiền, ông cần những danh hiệu ngay-lập-tức để thỏa mãn tình yêu bóng đá và phục vụ danh tiếng chính trị.
Trước năm 1994 là một câu chuyện khác. Một trong những việc đầu tiên Berlusconi làm khi mua lại Milan năm 1986 là vạch ra một kế hoạch phát triển bền vững. Ông cử Fabio Capello sang CLB thành công nhất thế kỷ 20, Real Madrid, để xem người ta xây dựng mô hình gì ở đó, rồi “nhập khẩu” về San Siro.
Đó là một thời kỳ mà người ta kể rằng Berlusconi trò chuyện với từng người lao công trong đại bản doanh CLB, chú ý đến từng bữa ăn cầu thủ, chứ không phải là một ông chủ chỉ quan tâm đến những “Quả bóng Vàng châu Âu” mình tốn tiền đem về có được tung ra sân cho đẹp mặt hay không, và bắt HLV phải thành công bằng mọi giá cho dù đôi lúc… đội hình ra sân do ông quyết định.
Chẳng thể trách Berlusconi nếu ông không kiên nhẫn trong gần 18 năm ấy: vị chính trị gia kiêm doanh nhân kiêm chủ tịch CLB ấy không có thời gian.
3. Berlusconi đã lại có thời gian, đã lại đi xem Milan đá sân khách. Chỉ có một điểm không mấy thay đổi ở người đàn ông này. Ông vẫn rất giàu.
Milan có vẻ như đã lại có ông chủ tịch đúng nghĩa của mình, người đã xây dựng những nền móng cho CLB này trước khi trở thành một chính trị gia nhiều tai tiếng.
Nếu cứ suy nghĩ theo hướng ấy thì có thể sự xuất hiện của Silvio Berlusconi trên khán đài sân Ennio Tardini sẽ mở ra một tương lai mới cho Milan. Trong cái tương lai ấy, sẽ không có những HLV bị sa thải vì “dám” không vô địch một mùa giải, không có những đội hình xuất phát nhiều tính ép uổng và những cuộc shopping mang tính hình thức nhiều hơn là thực chất.
Nếu Milan không thể vượt qua Juventus trong trận bán kết lượt về đêm nay, CĐV của họ cũng không cần buồn. Có những thứ lớn lao hơn đang hé mở.
Trước năm 1994 là một câu chuyện khác. Một trong những việc đầu tiên Berlusconi làm khi mua lại Milan năm 1986 là vạch ra một kế hoạch phát triển bền vững. Ông cử Fabio Capello sang CLB thành công nhất thế kỷ 20, Real Madrid, để xem người ta xây dựng mô hình gì ở đó, rồi “nhập khẩu” về San Siro.
Đó là một thời kỳ mà người ta kể rằng Berlusconi trò chuyện với từng người lao công trong đại bản doanh CLB, chú ý đến từng bữa ăn cầu thủ, chứ không phải là một ông chủ chỉ quan tâm đến những “Quả bóng Vàng châu Âu” mình tốn tiền đem về có được tung ra sân cho đẹp mặt hay không, và bắt HLV phải thành công bằng mọi giá cho dù đôi lúc… đội hình ra sân do ông quyết định.
Chẳng thể trách Berlusconi nếu ông không kiên nhẫn trong gần 18 năm ấy: vị chính trị gia kiêm doanh nhân kiêm chủ tịch CLB ấy không có thời gian.
3. Berlusconi đã lại có thời gian, đã lại đi xem Milan đá sân khách. Chỉ có một điểm không mấy thay đổi ở người đàn ông này. Ông vẫn rất giàu.
Milan có vẻ như đã lại có ông chủ tịch đúng nghĩa của mình, người đã xây dựng những nền móng cho CLB này trước khi trở thành một chính trị gia nhiều tai tiếng.
Nếu cứ suy nghĩ theo hướng ấy thì có thể sự xuất hiện của Silvio Berlusconi trên khán đài sân Ennio Tardini sẽ mở ra một tương lai mới cho Milan. Trong cái tương lai ấy, sẽ không có những HLV bị sa thải vì “dám” không vô địch một mùa giải, không có những đội hình xuất phát nhiều tính ép uổng và những cuộc shopping mang tính hình thức nhiều hơn là thực chất.
Nếu Milan không thể vượt qua Juventus trong trận bán kết lượt về đêm nay, CĐV của họ cũng không cần buồn. Có những thứ lớn lao hơn đang hé mở.
Bongdaplus.vn