
Phong độ Messi qua từng triều đại của Barca thế nào?
Frank Rijkaard (2004-2008)
Messi ra mắt Barca vào mùa giải 2005/06, nhưng phải đến mùa 2007/08 - mùa giải cuối cùng của Rijkaard tại sân Nou Camp, anh mới có được vị trí chính thức trong đội hình Blaugrana. Khi đó Messi chơi bên hành lang cánh phải, sát cánh cùng những Samuel Eto’o, Ronaldinho và Thierry Henry. Tuy nhiên, siêu sao người Argentina cũng gặp liên tiếp những chấn thương vào thời điểm đó.
Pep Guardiola (2008-2012)

Đây là khoảng thời gian bùng nổ của Messi. Dưới sự dẫn dắt của Pep, Messi đã khẳng định được thương hiệu của mình với 4 lần giành QBV liên tiếp. Pep chính là người đã nâng tầm tiqui-taca trở thành chiến thuật “không thể ngăn cản” với sơ đồ “số 9 ảo”. Ông cũng yêu cầu các cầu thủ ăn kiêng nhiều hơn để tránh chấn thương. Trong 4 năm dưới thời Pep, Messi chỉ gặp những vấn đề nhỏ về cơ.
Tito Vilanova (2012-2013)
Messi tiếp tục duy trì phong độ cao với những con số và thống kê vượt trội, tuy nhiên, những chấn thương đến với anh nhiều hơn. Chính điều này đã khiến M10 vắng mặt ở trận tứ kết lượt đi Champions League mùa giải năm đó với PSG (PSG 2-2 Barca).
Tata Martino (2013-2014)

Những tưởng sự có mặt của HLV người đồng hương Martino sẽ giúp Messi thăng hoa trở lại, song sự thực đây lại là một bước lùi đáng kể trong sự nghiệp của El Pulga. Chưa nói đến 2 tháng ngồi ngoài vì chấn thương, tình hình thể lực của Messi giai đoạn này xuống thấp một cách đáng báo động, khi anh liên tục bị nôn khan. Thêm nữa, phong cách chiến thuật của Martino cũng không giúp Messi có được cảm hứng tốt nhất.
Luis Enrique (2014)
Trong ngày ra mắt tại Barca, Enrique cho biết ông sẽ “cố gắng hết sức để giúp Messi trở lại”. Trên thực tế, môi trường cạnh tranh lành mạnh tại Barca chính là thứ thúc đẩy các cầu thủ phải nỗ lực thể hiện mình, nếu không muốn mất vị trí. Và 3 bàn thắng , 5 đường kiến tạo sau 5 trận đấu chính thức tính đến thời điểm này của Messi đã nói lên tất cả.
Messi ra mắt Barca vào mùa giải 2005/06, nhưng phải đến mùa 2007/08 - mùa giải cuối cùng của Rijkaard tại sân Nou Camp, anh mới có được vị trí chính thức trong đội hình Blaugrana. Khi đó Messi chơi bên hành lang cánh phải, sát cánh cùng những Samuel Eto’o, Ronaldinho và Thierry Henry. Tuy nhiên, siêu sao người Argentina cũng gặp liên tiếp những chấn thương vào thời điểm đó.
Pep Guardiola (2008-2012)

Đây là khoảng thời gian bùng nổ của Messi. Dưới sự dẫn dắt của Pep, Messi đã khẳng định được thương hiệu của mình với 4 lần giành QBV liên tiếp. Pep chính là người đã nâng tầm tiqui-taca trở thành chiến thuật “không thể ngăn cản” với sơ đồ “số 9 ảo”. Ông cũng yêu cầu các cầu thủ ăn kiêng nhiều hơn để tránh chấn thương. Trong 4 năm dưới thời Pep, Messi chỉ gặp những vấn đề nhỏ về cơ.
Tito Vilanova (2012-2013)
Messi tiếp tục duy trì phong độ cao với những con số và thống kê vượt trội, tuy nhiên, những chấn thương đến với anh nhiều hơn. Chính điều này đã khiến M10 vắng mặt ở trận tứ kết lượt đi Champions League mùa giải năm đó với PSG (PSG 2-2 Barca).
Tata Martino (2013-2014)

Những tưởng sự có mặt của HLV người đồng hương Martino sẽ giúp Messi thăng hoa trở lại, song sự thực đây lại là một bước lùi đáng kể trong sự nghiệp của El Pulga. Chưa nói đến 2 tháng ngồi ngoài vì chấn thương, tình hình thể lực của Messi giai đoạn này xuống thấp một cách đáng báo động, khi anh liên tục bị nôn khan. Thêm nữa, phong cách chiến thuật của Martino cũng không giúp Messi có được cảm hứng tốt nhất.
Luis Enrique (2014)
Trong ngày ra mắt tại Barca, Enrique cho biết ông sẽ “cố gắng hết sức để giúp Messi trở lại”. Trên thực tế, môi trường cạnh tranh lành mạnh tại Barca chính là thứ thúc đẩy các cầu thủ phải nỗ lực thể hiện mình, nếu không muốn mất vị trí. Và 3 bàn thắng , 5 đường kiến tạo sau 5 trận đấu chính thức tính đến thời điểm này của Messi đã nói lên tất cả.