Messi và danh sách những “pichichi” của châu Âu
Tuy nhiên, tại các giải đấu khác ở châu Âu, có cả một danh sách dài những người vượt qua những chiến công của Zarra và Messi, tất nhiên, trong những hoàn cảnh lịch sử và tính chất của mỗi giải đấu khác nhau.
Jimmy Greaves, huyền thoại ở Anh bị rơi vào quên lãng do nghiện rượu
Cầu thủ ghi nhiều bàn thắng nhất ở Premier League là Jimmy Greaves, với 357 lần sút thủng lưới các đối phương trong 516 trận đấu từ những năm 1957 đến 1971, khi nền bóng đá chưa hiện đại như bây giờ. Mặc dù là một "fan ruột" của Tottenham, chân sút này được đào tạo tại tuyến trẻ của Chelsea, đội bóng mà ông ra mắt chính thức năm 17 tuổi và sau đó trở thành một sát thủ. Tiền đạo này có thể mất hút trong hầu hết thời gian của một trận đấu, nhưng luôn bất ngờ xuất hiện đúng lúc để hạ gục đối thủ chỉ với một cơ hội tối thiểu.
Sau 6 tháng ngắn ngủi chơi cho Milan, do không thể thích nghi với kỷ luật khắt khe của đội bóng nói trên, Greaves trở về nước Anh để thi đấu cho Tottenham, đội bóng con tim của ông. Tại đây, ông tiếp tục phá vỡ các kỷ lục ghi bàn: 4 lần là cầu thủ ghi nhiều bàn thắng nhất tại Premier League, giành hai FA Cup (1962 và 1967) và một Recopa de Europa (1963).
Là thành viên của đội tuyển quốc gia “xứ sương mù” từ năm 1959, World Cup 1996 là cơ hội tuyệt vời để tài năng này tỏa sáng, nhưng một chấn thương nghiêm trọng đã không cho phép Greaves đóng vai trò chính. Người thay thế ông, Geoff Hurst cuối cùng lại trở thành người hùng của tuyển Anh tại Cúp Thế giới nói trên, với một cú hat-trick trong trận chung kết trước Cộng hòa Liên bang Đức.
Jimmy Greaves
Sự thất vọng này đánh dấu phần còn lại của sự nghiệp của Jimmy. Ông vẫn tiếp tục ghi bàn nhưng không bao giờ trở lại như xưa. Danh tiếng và rượu chè đã ảnh hưởng tiêu cực tới những năm cuối trong sự nghiệp của cầu thủ này, lúc đó đã khoác áo West Ham, nơi ông chính thức giải nghệ.
Uwe Seeler, một sat thủ lịch sử
Khi nói về các “pichichi” ở Đức phải nhớ mãi đến năm 1963 Bundesliga mới ra đời. Trước đó là một hệ thống thi đấu khác. Do đó, phải phân biệt rõ kỷ lục ghi 365 bàn thắng trong 427 trận đấu của Gerd Muller tại Bundesliga với kỷ lục của một huyền thoại khác: Uwe Seeler, người đã ghi 404 bàn trong 476 trận tại giải quốc gia Đức và các giải khu vực.
Được biết đến với biệt dành 'Uns Uwe' (Uwe của chúng ta), Seelear dành trọn cả cuộc đời bóng đá cho CLB Hamburg, nơi ông ra nhập từ khi mới 16 tuổi để rồi trở thành một trong những tiền đạo xuất sắc nhất của châu Âu ở thời kỳ đó. Với đội bóng nói trên, Seeler chỉ giành được một chức vô địch trong nước (1960) và một Cúp nước Đức (1963), nhưng người ta phải nhớ tới việc ông đã ghi bàn cho ĐTQG trong bốn World Cup liên tiếp (1958, 1962, 1966 và 1970) và trở thành một trong bốn cầu thủ được vinh danh là “đội trưởng danh dự của Đức”, cùng với Fritz Walter, Franz Beckenbauer và Lothar Matthaus.
Uwe Seeler
Silvio Piola, cảm giác ghi bàn
Ở Italia, không thể không nói đến huyền thoại Silvio Piola. Trong 537 trận thi đấu tại Serie A trong các năm từ 1929 đến 1954 cho 5 đội bóng khác nhau là Pro Vercelli, Lazio, Torino, Juventus và Novarra, Piola đã ghi tổng cộng 275 bàn, hơn gần 40 bàn so với người bám sát mình là đội trưởng suốt đời của Roma, Francesco Totti, hiện vẫn đang thi đấu.
Mặc dù nhiều năm sống trong không khí chiến tranh, nhưng ngay trong những năm đầu tiên tại Pro Vercelli, đội bóng mà Silvio gắn bó nhất, ông đã nổi như cồn nhờ khả năng ghi bàn thắng một cách dễ dàng. Sau đó ông chuyển sang khoác áo Lazio, bởi những ảnh hưởng mang tính chính trị nặng nề. Tại đây Piola giành được rất nhiều danh hiệu cá nhân, nhưng không có một danh hiệu tập thể nào. Nhiều lần đội bóng của ông đã chạm đế “Scudetto” nhưng lại chưa một lần giành được nó.
Silvio Piola đã may mắn hơn khi khoác chiếc áo màu thiên thanh (ĐTQG). Ông ghi được 30 bàn thắng trong 34 trận. Không khí chiến tranh đã không cho phép ông được thi đấu nhiều hơn, nhưng ông được nhớ tới nhiều nhất với tư cách là nhân vật chính đem lại chức vô địch thế giới cho Italia tại Pháp (1938). Bốn năm sau, Italia một lần nữa đăng quang tại World Cup (1942), phần lớn cũng nhờ những bàn thắng của Piola, người đóng vai trò quyết định trong trận chung kết trước Hungari, trận đấu mà ông có cú đúp trong chiến thắng 4-2.
Silvio Piola
Delio Onnis, cầu thủ rong ruổi thế giới và không ngừng ghi bàn
Cầu thủ ghi nhiều bàn thắng nhất tại giải đấu của nước Pháp là Delio Onnis, một người Italia-Argentina. Sinh ra tại “đất nước mang hình chiếc ủng” nhưng được nuôi dưỡng và đào tạo tại “xứ tango”, ông đã ghi tổng cộng 299 bàn thắng trong 449 trận đấu. Delio Onnis bắt đầu sự nghiệp tại Almagro, sau đó chuyển sang Gimnasia và Esgrima La Plata, cả ba ở Argentina. Ông sang giải Pháp một cách đầy bất ngờ, đầu tiên khoác áo Stade Reims, sau khi đội bóng thuộc miền bắc nước Pháp này thất bại trong vụ mua tiền đạo Obberti. Tại đây, ông đã tỏa sáng bằng những bàn thắng liên tiếp của mình.
Delio Onnis không phải là một mẫu cầu thủ đậm chất kỹ thuật, nhưng ông là một sát thủ nhờ khả năng luôn “đi trước” các hậu vệ đối phương, di chuyển thông minh trong vòng cấm địa và rất hiệu quả trong khâu dứt điểm. Ở cả bốn CLB tại Pháp mà ông khoác áo – Stade Reims, Monaco, Toulou và Tours – ông đều ghi bàn đều đặn và 5 lần trở thành cầu thủ ghi nhiều bàn thắng nhất. Cuộc ganh đua về bàn thắng của ông với một huyền thoại khác: Carlos Bianchi, cũng là một người Argentina, mang tính lịch sử, bởi người đồng hương này cũng 5 lần là pichichi tại Ligue 1, khi thi đấu cho Stade Reims và Paris Saint Germain.
Willy van der Kuijlen, cả cuộc đời dành cho PSV
'Mr. PSV', biệt danh của cầu thủ người Hà Lan Willy van der Kuijlen, là cầu thủ ghi nhiều bàn thắng nhất tại giải Eredivisie, với 311 bàn thắng trong 545 trận. Tiền vệ tấn công này – thường chơi ở vị trí hộ công – đã có 17 mùa bóng khoác á CLB Eindhoven, từ 1964 tới 1981, trong đó giành ba chức vô địch giải đấu quốc nội, môt Cúp UEFA và ba lần là pichichi của Eredivisie. Cầu thủ khéo léo, đậm chất kỹ thuật và có cú sút trái phá này đã được dựng tượng trước sân Phillips Stadion.