Van Gaal không phải kẻ độc tài
HỢP LÝ THÌ NGHE
Vốn từng bị cho là độc tài, luôn chỉ muốn làm theo ý mình song cuối cùng Louis van Gaal cũng đã chứng tỏ ông vẫn biết lắng nghe các học trò. Ví dụ rõ nhất là trường hợp của Memphis Depay.
Cầu thủ này trận đầu tiên tại Premier League đá hộ công sau Wayne Rooney (M.U thắng Tottenham 1-0 song Depay mờ nhạt). Đây cũng là vai trò của Depay trong 4 trận giao hữu trước mùa giải của M.U, và đã tỏ ra khá thành công. Tuy nhiên, ngôi sao người Hà Lan tỏ ý muốn đá cánh. Trận gặp Aston Villa,
Louis van Gaal và Depay khi ông còn làm HLV ĐT Hà Lan
Sự xuất sắc của Depay chẳng những giúp anh khẳng định được hết những giá trị, mà còn giúp Januzaj và Fellaini tỏa sáng. Vốn chỉ là một cầu thủ trẻ mới đến chơi bóng ở Anh, nhưng lời nói của Depay đã được Van Gaal tiếp thu vì ông luôn đi tìm những sự lựa chọn tốt nhất cho đội bóng, chứ không phải cho cái tôi cá nhân.
HIỂU ĐÚNG VÀ HIỂU LẦM
Thời ở Bayern Munich, Van Gaal từng có ý định biến Ribery thành “số 10” chơi cao nhất trong sơ đồ hình thoi ở hàng tiền vệ. Nhưng Ribery chỉ thích đá cánh trái. “Gã mặt sẹo” cuối cùng cũng được Van Gaal đáp ứng, không phải vì HLV Hà Lan sợ hay nể Ribery (thời điểm đó Ribery vừa được chọn là Cầu thủ hay nhất nước Đức năm 2008), mà là vì đề nghị của ngôi sao người Pháp hợp lý. Nhờ Ribery đá cánh xuất sắc, Van Gaal đã phát hiện và sử dụng cực kỳ thành công cầu thủ trẻ Thomas Mueller trong vai trò “số 10” chơi phía sau tiền đạo cắm Mario Gomez.
Van Gaal khi còn làm HLV Bayern Munich
Tâm lý như Van Gaal Mùa Hè qua, sau chuyến du đấu ở Mỹ về, Van Gaal muốn các cầu thủ M.U lập tức đến ngay sân tập nhưng khi một số ý kiến cho rằng đội quá mệt mỏi sau khi bay, ông đã cho tất cả nghỉ xả hơi 30 phút. Kết các cầu thủ rất hưng phấn và lao vào tập luyện tích cực sau đó. |