Hãy ngừng nói về “Thế hệ 92” tại sân Old Trafford, bởi đó là một giai đoạn rất khác đã diễn ra cách đây hơn 20 năm ở M.U. Nếu cứ “ăn mày dĩ vãng” như vậy, e rằng người M.U sẽ chẳng bao giờ sản sinh ra một thế hệ cầu thủ trẻ đỉnh cao tiếp theo. Paul Pogba là một ví dụ rất điển hình về một chu kỳ đào tạo trẻ đang đi xuống trầm trọng của “Quỷ đỏ”. Trớ trêu ở chỗ, M.U đã thẳng tay gạt bỏ một ngôi sao lớn ở vị trí mà họ đã và đang trầy trật tìm kiếm, kể từ khi tượng đài Paul Scholes nghỉ hưu.
Việc Andreas Pereira mới đây cũng tiếp nối Paul Pogba từ chối gia hạn hợp đồng cùng M.U để được ra đi càng gióng thêm những hồi chuông cảnh tỉnh cho BLĐ đội bóng này. Trên thực tế, kể từ sau thế hệ của anh em nhà Neville, David Beckham, Ryan Giggs, Paul Scholes và Nicky Butt, M.U không có thêm bất kỳ ngôi sao lớn nào do chính tay họ đào tạo nên trong đội hình hiện tại. Ngay cả khi có không ít những tài năng đầy hứa hẹn nhưng những người có trách nhiệm ở "Nhà hát của những giấc mơ" lại không biết trọng dụng hoặc chưa nhìn thấy được giá trị thực để rồi vuột mất họ trong sự tiếc nuối. Bằng chứng là những ngôi sao như Ryan Shawcross (Stoke City), Danny Welbeck (Arsenal), Gerard Pique (Barca), Giuseppe Rossi (Fiorentina), Paul Pogba (Juventus) đã bị đẩy ra đường vì không... không thể hiện được tài năng!
Pique bị M.U đẩy đi không thương tiếc
Việc Pogba tỏa sáng tại Juventus, Pique trở thành trụ cột của Barca hay Rossi tìm lại chính mình trong màu áo Villarreal và Fiorentina, càng chứng tỏ M.U đã bỏ qua không ít những cầu thủ tiềm năng. David Moyes có thể là người biết cách phát huy truyền thống sử dụng cầu thủ trẻ ở M.U, nhưng ông lại bị “bật bãi” quá sớm vì nhiều yếu tố khách quan. Trong khi đó, Louis van Gaal - người
McNair, Blackett và Wilson đang được trao cơ hội tại M.U
Khó sống ở Premier League và La Liga
Nếu như trong tương lai, M.U có tiếp tục đi ngược lại truyền thống bằng việc bán tài năng trẻ, thì đây cũng không phải là điều quá bất ngờ. Mấu chốt vấn đề nằm ở chiến lược làm bóng đá. Ở những giải đấu tràn ngập ngôi sao như Premier League hay La Liga lúc này, việc một cầu thủ trẻ tìm được chỗ đứng là rất khó, chứ đừng nói gì đến việc cạnh tranh một suất trong đội hình chính, trừ những trường hợp đặc biệt tài năng như Cristiano Ronaldo hay Wayne Rooney. Bóng đá càng hiện đại, thực dụng và mang màu sắc công nghiệp, thì cơ hội cho những cầu thủ trẻ cứ vậy mà giảm đi.
Hãynhìn vào Real và Barca tại La Liga. Tình thế của những cầu thủ trẻ thuộc biên chế 2 đội bóng này không khác là bao so với những người đồng nghiệp tại M.U và Chelsea ở Premier League. Những cuộc “chạy đua vũ trang” trên TTCN của những “ông lớn” này khiến rất nhiều những gương mặt tiềm năng của họ phải ra đi để tìm cơ hội chơi bóng, ví như Alvaro Morata (từ Real sang Juventus), Kevin de Bruyne (từ Chelsea sang Wolfsburg) hay Danny Welbeck (từ M.U sang Arsenal).
Premier League và La Liga sẽ phải học tập Bundesliga, giải đấu được coi là “thiên đường” của các cầu thủ trẻ. Bộ khung của ĐT Đức vô địch World Cup 2014 vừa qua với những Manuel Neuer, Philipp Lahm, Mesut Oezil, Thomas Mueller đều đi lên từ những lò đào tạo trẻ nội địa của Schalke, Stuttgart, Bayern. Thêm nữa, thế hệ cầu thủ Đức vào thời điểm hiện tại cũng có rất nhiều những tài năng trẻ, tiêu biểu ở đây là Julian Draxler, Max Meyer, Antonio Ruediger hay Christoph Kramer.
Tạm kết
Trở lại câu chuyện của M.U, BLĐ đội bóng này có thể sẽ chi thêm nhiều tiền hơn nữa để tái thiết đội ngũ, hòng mang lại vị thế xưa cũ cho “Quỷ đỏ”. Song nếu họ bỏ qua bước đào tạo trẻ hoặc thậm chí ruồng bỏ những cầu thủ tiềm năng đang sở hữu, sẽ có một ngày không xa, Van Gaal và các cộng sự của ông sẽ phải khóc ròng.
(báo bóng đá)