1. Đôi khi người nhà không bằng người dưng, con đẻ không bằng con nuôi. Đôi khi mối quan hệ ruột thịt khiến người ta ảo tưởng về những quyền lợi, và không giá trị bằng những mối quan hệ tình nghĩa được tạo dựng qua thời gian.
Ai từng xem phim “Hoàng tử Ba Tư” của điện ảnh Hollywood sẽ dễ dàng tưởng tượng ra cái mô típ cuộc sống ấy. Em trai của nhà vua tin rằng mình xứng đáng có ngai vàng với những đóng góp cho vương quốc: ông giết anh trai mình. Người đi đòi lại công lý sau đó là Hoàng tử Dastan, đứa trẻ lang thang mà nhà vua nhặt từ xó chợ về để nuôi nấng từ bé. Một mô típ cực kỳ phổ biến, ngay cả trong bóng đá.
Sự “ảo tưởng về quyền lợi” của những người ruột thịt có thể gây tác hại khôn lường. Như ở Tây Ban Nha, Jose Mourinho và Iker Casillas đang có một cuộc . Chuyện quá thường tình ở Real Madrid, nơi các đầu sỏ Tây Ban Nha Hierro và Raul Gonzalez đã tống không biết bao nhiêu HLV ra đường.
2. Thủ môn Szczesny của Arsenal nói rằng, Chelsea bị hại bởi những người Anh. “Ở đó, vài cầu thủ người Anh vận hành CLB” - thủ môn Ba Lan cám cảnh hộ đối phương. Có lẽ đúng thế thật: những cái tên như John Terry, Frank Lampard và Ashley Cole luôn được xướng lên như “quyền lực đen” đằng sau mỗi cuộc lật đổ HLV.
Lampard và Terry là “người nhà” của Chelsea. Họ trưởng thành ở CLB này, là biểu tượng của đội bóng, thậm chí cao hơn, là đại diện cho hình ảnh của cả nền bóng đá xứ sương mù. Nhưng chính mối quan hệ “ruột thịt” ấy tạo ra những đòi hỏi quyền lợi kiểu… con đẻ.
Ai từng xem phim “Hoàng tử Ba Tư” của điện ảnh Hollywood sẽ dễ dàng tưởng tượng ra cái mô típ cuộc sống ấy. Em trai của nhà vua tin rằng mình xứng đáng có ngai vàng với những đóng góp cho vương quốc: ông giết anh trai mình. Người đi đòi lại công lý sau đó là Hoàng tử Dastan, đứa trẻ lang thang mà nhà vua nhặt từ xó chợ về để nuôi nấng từ bé. Một mô típ cực kỳ phổ biến, ngay cả trong bóng đá.
Sự “ảo tưởng về quyền lợi” của những người ruột thịt có thể gây tác hại khôn lường. Như ở Tây Ban Nha, Jose Mourinho và Iker Casillas đang có một cuộc . Chuyện quá thường tình ở Real Madrid, nơi các đầu sỏ Tây Ban Nha Hierro và Raul Gonzalez đã tống không biết bao nhiêu HLV ra đường.
2. Thủ môn Szczesny của Arsenal nói rằng, Chelsea bị hại bởi những người Anh. “Ở đó, vài cầu thủ người Anh vận hành CLB” - thủ môn Ba Lan cám cảnh hộ đối phương. Có lẽ đúng thế thật: những cái tên như John Terry, Frank Lampard và Ashley Cole luôn được xướng lên như “quyền lực đen” đằng sau mỗi cuộc lật đổ HLV.
Lampard và Terry là “người nhà” của Chelsea. Họ trưởng thành ở CLB này, là biểu tượng của đội bóng, thậm chí cao hơn, là đại diện cho hình ảnh của cả nền bóng đá xứ sương mù. Nhưng chính mối quan hệ “ruột thịt” ấy tạo ra những đòi hỏi quyền lợi kiểu… con đẻ.
Arsenal không lấy người Anh làm gốc, không có thủ lĩnh hay biểu tượng người Anh. Nếu ở thời điểm nào đó, Arsene Wenger mua về một vài nhân tố trẻ bản địa, thì đơn giản là bởi họ có chất lượng và giá hợp lý, chứ chắc cũng không vì tấm lòng với bóng đá Anh. Người Anh ở đây có giá trị ngang với người Bờ Biển Ngà, và có thể không được ưu ái bằng người Pháp. Bản chất của họ là một đội bóng hợp chủng quốc.
Nhưng đám trẻ tứ xứ ấy lớn lên dưới một mái nhà, được dìu dắt bởi một ông thày, lại gắn bó với nhau hơn. Họ trân trọng những gì Arsenal mang lại cho mình: không ai có quyền trách Fabregas bỏ đi, nếu nhớ lại anh đã có thể đi từ tận bao giờ, và cho đến ngày hôm qua, vẫn còn hướng về Emirates với những lời lẽ tốt đẹp.
3. Điểm khác biệt giữa Arsenal và Chelsea bây giờ có lẽ không nằm ở sức mạnh nhân sự. Xét về độ dày đặc của các ngôi sao, Chelsea vẫn trội hơn. Sự khác biệt nằm ở sự đoàn kết.
Nói ra điều đó trong bối cảnh Arsenal trở lại thăng hoa nghe rất giống “tát nước theo mưa”. Nhưng gần một tháng trước, trên sóng phát thanh, người viết đã bày tỏ lòng tin vào một suất trong Top 4 của Arsenal: họ có thể yếu hơn nhiều vị trí, nhưng rõ ràng là một tập thể đoàn kết hơn so với đội bóng đầy điều tiếng của tỷ phú Abramovich.
Những đứa con nuôi của Premiership như Song, Szczesny, Ramsey hay Sagna đã thể hiện lòng trung thành tốt hơn đám “con đẻ” như Lampard hay Terry. Sự tôn thờ của CĐV bản địa dành cho họ chỉ khiến những ảo tưởng dày lên. Mối quan hệ giữa họ và CLB không sòng phẳng như với những đứa “con nuôi”. Luôn có những đòi hỏi quyền lực.
Và trong lúc gian khó, có gì sánh được với sự đoàn kết? Một món tiền thưởng khổng lồ, hay những lời dọa dẫm?
Nhưng đám trẻ tứ xứ ấy lớn lên dưới một mái nhà, được dìu dắt bởi một ông thày, lại gắn bó với nhau hơn. Họ trân trọng những gì Arsenal mang lại cho mình: không ai có quyền trách Fabregas bỏ đi, nếu nhớ lại anh đã có thể đi từ tận bao giờ, và cho đến ngày hôm qua, vẫn còn hướng về Emirates với những lời lẽ tốt đẹp.
3. Điểm khác biệt giữa Arsenal và Chelsea bây giờ có lẽ không nằm ở sức mạnh nhân sự. Xét về độ dày đặc của các ngôi sao, Chelsea vẫn trội hơn. Sự khác biệt nằm ở sự đoàn kết.
Nói ra điều đó trong bối cảnh Arsenal trở lại thăng hoa nghe rất giống “tát nước theo mưa”. Nhưng gần một tháng trước, trên sóng phát thanh, người viết đã bày tỏ lòng tin vào một suất trong Top 4 của Arsenal: họ có thể yếu hơn nhiều vị trí, nhưng rõ ràng là một tập thể đoàn kết hơn so với đội bóng đầy điều tiếng của tỷ phú Abramovich.
Những đứa con nuôi của Premiership như Song, Szczesny, Ramsey hay Sagna đã thể hiện lòng trung thành tốt hơn đám “con đẻ” như Lampard hay Terry. Sự tôn thờ của CĐV bản địa dành cho họ chỉ khiến những ảo tưởng dày lên. Mối quan hệ giữa họ và CLB không sòng phẳng như với những đứa “con nuôi”. Luôn có những đòi hỏi quyền lực.
Và trong lúc gian khó, có gì sánh được với sự đoàn kết? Một món tiền thưởng khổng lồ, hay những lời dọa dẫm?
Bongdaplus.vn