1.Trên báo Bóng đá cách đây không lâu, chúng tôi đã nói đến chuyện HLV Hiddink đã thay đổi phong cách và phân chia lại quyền lực tại Chelsea khi làm HLV tạm quyền ở đây hồi năm 2009. Rất nhiều cải tổ đã được Hiddink đưa ra từ những chuyện nhỏ nhất. Trong các bữa ăn tập thể, HLV này luôn yêu cầu xếp các nhóm cầu thủ ngồi với nhau theo vị trí: hậu vệ, tiền vệ, tiền đạo… Trong các chuyến thi đấu sân khách, các cầu thủ ở từng vị trí của ngồi gần nhau, ở cùng nhau, chỉ trừ một vài trường hợp đặc biệt được phép của Hiddink.
Ông xây dựng mối quan hệ giữa họ, giúp họ hiểu nhau ngay từ tính cách, suy nghĩ đến hành động. Tuy nhiên, cách xây dựng tuyến dưới, tập trung nhiều cho khâu phòng ngự của Hiddink đến rất ngẫu nhiên. Đó là buổi dã ngoại, chơi trò tập trận (Paintball)…
2.Một buổi sáng thứ Hai ngày 23/2/2009, Hiddink đưa các học tròđến Surrey (Đông Nam nước Anh), lập 2 đội, một đội xanh, một đội đỏ, vớisúng bắn sơn, đạn dược, đồ quân sự đầy đủ. Hiddink ngồi trong trại đợingười thắng cuộc, người “sống sót sau cuộc chiến”. Đội xanh bao gồm toànhậu vệ với Alex, Bosingwa, A.Cole… được dẫn đầu bởi Terry. Còn đội đỏgồm những người chuyên tấn công (Drogba, Malouda…) do Lampard cầm đầu.Kết cục cuối cùng, đội xanh còn gần như nguyên quân, họ “tiêu diệt sạch”đội tấn công và giành chiến thắng.
Sau “trận đấu”, Hiddink đưa ra kết luận: lý do đội đỏ thua trận do họ quá hăng máu, thiếu toan tính và khả năng dàn xếp. Hơn hết, Hiddink nhận thấy trên hàng công không có người chỉ huy thực sự. Lampard không thể bảo Ballack thôi lao lên phía trước, cảm tử như Arnold Schwarzenegger trong phim, không thể lập ra một mạng lưới vây bắt đối thủ như Terry. Hiddink bắt đầu nhận ra cách thay đổi Chelsea, củng cố sức công từ tuyến sau, dùng lối chơi trầm lắng nhưng hiệu quả, bớt đi sự ngông nghênh còn tồn tại từ thời Mourinho.
5 ngày sau (28/02), Hiddink có trận đầu tiên tại Stamford Bridge. Đối thủ chính là Wigan. Kịch bản diễn ra y hệt trận đấu cuối tuần qua. Chelsea thắng 2-1. Người mở tỷ số cũng là… một hậu vệ: Terry. Đúng phút 82, họ bị thủng lưới (năm 2009 là Kapo, còn năm 2012 là Diame). Và bàn ấn định chiến thắng cũng được ghi ở phút 90 (2009: Lampard; 2012: Mata).
3.Ivanovic ghi bàn ở thế việt vị trong trận thắng Wigan ở vòng 32 là điều không cần bàn cãi, nhưng đó vẫn là bàn thắng bởi nó được trọng tài thừa nhận. Hàng chục tình huống kiểu đó vẫn xảy ra thường xuyên mỗi mùa giải, và những gì hay xuất hiện như vậy đương nhiên được coi là “sai số có thể chấp nhận được”.
Nếu có thắc mắc thì phải đặt câu hỏi: tại sao Ivanovic lại có mặt ở thời điểm đó, “phá bẫy việt vị” để ghi bàn, công việc vốn dành cho các tiền đạo rình rập kiểu Inzaghi?
Bàn thắng của Ivanovic cứu The Blues trong trận đấu họ không đáng giành trọn 3 điểm. Những bàn thắng của các hậu vệ đang nuôi dưỡng hy vọng lọt vào Top 4 của Chelsea. Chẳng phải ngoa khi nói như vậy bởi trong 14 bàn thắng gần nhất của họ, các hậu vệ góp tới 7 bàn: Ivanovic 3, D.Luiz 2, Bosingwa, G.Cahill mỗi người 1 bàn. Việc các hậu vệ “qua mặt” hàng tiền đạo trứ danh đang bộc lộ bản chất quyền lực ở Chelsea trong nhiều năm qua.
4.Cũng giống như ở trận đánh Paintball, quyền lực và sự thống trị ở Chelsea vẫn thuộc về các hậu vệ, với “bố già” Terry. Hiện tại, khi Lampard, Drogba, Torres… chỉ còn là cái bóng của mình, sức mạnh trên sân lại thuộc về các hậu vệ.
Ở mọi đội bóng, trông chờ vào bàn thắng của các hậu vệ chỉ là giải pháp tạm thời, thiếu ổn định. Nhưng ngược lại, ở Chelsea điều đó đang diễn ra cực kỳ hiệu quả, được duy trì suốt từ đầu mùa giải đến giờ. Một lần nữa CĐV Chelsea cần phải nhắc đến Hiddink, người xây dựng lại Chelsea trên nền móng của Mourinho.
Di Matteo đang lật lại quá khứ, với triết lý khác thường của Hiddink. Có thể chỉ là bất đắc dĩ, nhưng trước mắt cứ thắng thế là vui rồi…
Bongdaplus.vn